Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Máu/
  4. Thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc là gì? Những thông tin bạn cần biết về bệnh lý

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Bệnh lý thiếu máu nhược sắc là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người gặp phải. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc là thuật ngữ chung cho bất kỳ loại thiếu máu nào trong đó hồng cầu nhạt màu hơn bình thường.

Một tế bào hồng cầu bình thường có hình dạng đĩa hai mặt lõm và sẽ có một vùng xanh ở trung tâm khi nhìn bằng kính hiển vi. Trong các tế bào nhược sắc, vùng trung tâm xanh này tăng lên. Sự giảm màu đỏ là do lượng hemoglobin hồng cầu (sắc tố tạo ra màu đỏ) giảm không cân xứng với thể tích của tế bào.

Về mặt lâm sàng, màu sắc có thể được đánh giá bằng nồng độ huyết sắc tố trung bình (MCH) hoặc nồng độ huyết sắc tố trung bình (MCHC). Thiếu máu nhược sắc được định nghĩa lâm sàng là dưới phạm vi tham chiếu MCH bình thường là 27 - 33 pg hoặc dưới phạm vi tham chiếu MCHC bình thường là 33 - 36 g/dL ở người lớn.

Triệu chứng thiếu máu nhược sắc

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu nhược sắc

Trong giai đoạn ban đầu, dấu hiệu cụ thể của tình trạng thiếu máu nhược sắc thường không rõ ràng, làm cho người bệnh khó nhận biết. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, sự thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan và dẫn đến xuất hiện các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Tóc khô xơ, dễ gãy rụng: Tóc trở nên khô và yếu, dễ gãy rụng nhiều hơn so với bình thường.
  • Tim đập nhanh và khó thở khi gắng sức: Nhịp tim tăng lên, đồng thời có cảm giác khó thở khi vận động hoặc gắng sức.
  • Móng tay, móng chân biến đổi hình dạng, khô, dễ gãy: Móng tay và móng chân thường trở nên mảnh mai, khô và dễ gãy.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Cảm giác mệt mỏi và suy nhược kéo dài, thậm chí khi không làm việc nặng.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, kém sức sống: Da mất đi sự tươi sáng, trở nên xanh xao, nhợt nhạt và thiếu sức sống.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu: Cảm giác chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa thường xuyên xuất hiện.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Cảm giác hoa mắt, chóng mặt thường xuyên xảy ra, đặc biệt khi đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi lâu.
  • Mắc hội chứng Pica: Cảm giác thèm ăn những vật liệu không phải thức ăn như đất, cát, bã trà, bã cà phê,...
thieu-mau-nhuoc-sac-la-gi-nhung-thong-tin-ban-can-biet-ve-benh-ly 4.jpg
Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân thiếu máu nhược sắc

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu nhược sắc

  • Thiếu sắt và thiếu vitamin cần thiết: Sắt và vitamin là hai yếu tố quan trọng đối với sự hình thành hemoglobin trong cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến việc tủy xương không sản xuất đủ hemoglobin để nuôi cơ thể, trong khi thiếu folate và vitamin B12 làm giảm hiệu suất sản xuất hồng cầu.
  • Các bệnh lý như HIV/AIDS, bệnh thận, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và ung thư có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu nhược sắc. Đồng thời, sự tác động tiêu cực lên tủy xương và quá trình sản xuất máu cũng gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Bệnh lý về đường tiêu hoá và rối loạn chuyển hóa hemoglobin: Các bệnh như viêm loét dạ dày, trĩ... ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ sắt, từ đó làm tăng nguy cơ thiếu máu nhược sắc. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa hemoglobin do ngộ độc chì, isoniazid, chloramphenicol hoặc pyridoxin cũng là một nguyên nhân khác gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Hội chứng Thalassemia: Hội chứng thalassemia là một bệnh di truyền gây ra tình trạng phá hủy hồng cầu nhiều hơn thông thường, góp phần vào sự xuất hiện của thiếu máu nhược sắc.
ung-thu-da-day-giai-doan-3-la-gi-trieu-chung-va-cach-dieu-tri 8.jpg
Bệnh lý đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây bệnh
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo