Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm đang dần trẻ hóa với những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu 6 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm để phòng tránh căn bệnh này nhé!
Nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi bệnh đã trở nặng, nhưng lại không hề biết nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Điều này bắt nguồn từ quan niệm chủ quan khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau lưng, đau mỏi vai gáy. Vậy có những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Thoát vị đĩa đệm cũng bắt nguồn từ nguyên nhân tương tự như các căn bệnh xương khớp khác. Việc chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có ý nghĩa sống còn đối với việc điều trị dứt điểm và đạt hiệu quả cao. Có 6 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến là:
Trước khi đĩa đệm bị thoát vị, nó đã phải trải qua một quá trình thoái hóa. Và tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Đĩa đệm được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu. Tuổi càng cao thì sức thẩm thấu càng kém. Điều này khiến đĩa đệm dần mất nước, trở nên khô. Các vòng sợi ở bao xơ cũng vì thế mà yếu đi rõ rệt nên chỉ cần một tác động nhẹ cũng rất dễ bị nứt, rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài.
Ngồi sai tư thế là một trong các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến ở dân văn phòng. Dùng lực cột sống để nhấc vật nặng thay vì lực của đầu gối, lao động quá sức, ngồi gù lưng, cúi quá lâu,... cũng là lý do khiến căn bệnh thoái hóa cột sống ghé thăm.
Chấn thương gây thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất ở các vận động viên thường xuyên phải tập luyện nặng, tập quá sức hoặc sai kỹ thuật. Ngoài ra, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... cũng có thể khiến đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng.
Khi cơ thể thừa cân, sẽ làm tăng áp lực lên cột sống. Cột sống lưng sẽ dần yếu đi khi phải gồng mình lên gánh một trọng lượng cơ thể lớn. Đây là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến ở người trẻ, khi nạp quá nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh,...
Lạm dụng chất kích thích, thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, lười vận động, gối quá cao,... cũng có thể là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở nhiều người khi ở độ tuổi còn rất trẻ.
Điều này bắt nguồn từ việc thế hệ trước có cột sống cổ, cột sống lưng yếu di truyền sang đời con. Thế hệ sau rất dễ bị thoát vị nhân tủy, thoái hóa cột sống lưng, rách bao xơ, hẹp ống sống, giảm độ đàn hồi đĩa đệm,...
Nếu nhận thấy cơ thể đã xuất hiện các triệu chứng bất thường sau, bạn nên đến ngay các trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra vì đây là những triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình. Cụ thể:
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh không chỉ thấy chân tay thường xuyên tê bì, mất cảm giác mà còn mất kiểm soát khi đại, tiểu tiện. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ bị mất khả năng lao động, teo cơ, teo chi và bị bại liệt vĩnh viễn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, 75% người bệnh chữa thoát vị đĩa đệm sai phương pháp. Nếu cơn đau ở cổ và lưng lan tới cánh tay và chân hoặc đi kèm với cảm giác tê bì, đau nhức, yếu cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được xác định cụ thể tình trạng bệnh và chỉ định những phương án điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần tới phẫu thuật để điều trị. Việc tập luyện và sử dụng thuốc sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần.
Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn có thể lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu hoặc áp dụng các phương pháp Đông y điển hình khác như: Châm cứu, massage, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm... để giảm triệu chứng đau.
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên người bệnh chỉ nên phẫu thuật khi đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép vào dây thần kinh. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức khiến bạn không thể đi lại hoặc làm các hoạt động hàng ngày. Đi kèm với hiện tượng này là các triệu chứng như: Bàn chân yếu, di chuyển khó khăn, tê bì vùng xương cụt và mông, có biểu hiện teo cơ. Ngoài ra, bệnh nhân phải được áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tích cực trong 6 tháng nhưng vẫn không cải thiện được triệu chứng bệnh.
Trên đây là 6 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Bệnh nhân cần chú ý thăm khám, kết hợp với các cách điều trị trên để quá trình trị bệnh được hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.