Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Cột sống của mỗi người đều sẽ trải qua quá trình lão hoá tiến triển khi càng lớn tuổi. Đĩa đệm và các khớp có thể chịu ảnh hưởng dẫn đến nứt rạn mà không phải do chấn thương trực tiếp như té ngã. Theo thời gian, lớp sụn giữa các đốt sống cũng có thể bị mài mòn và mất đi. Dây chằng cột sống cũng trở nên dày và kém linh hoạt hơn. Khi những thay đổi này xảy ra ở cột sống ngực, nó được gọi là thoái hóa đốt sống ngực. Thoái hóa đốt sống ngực thường ít xảy ra hơn so với thoái hóa đốt sống cổ hoặc thắt lưng.
Khi càng lớn tuổi, cột sống của bạn có xu hướng bị lão hoá dần. Các đĩa đệm và mặt khớp có thể bị nứt, kể cả khi không có chấn thương (chẳng hạn như té ngã). Sự mòn có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào và cũng có thể gây ra gãy xương do căng thẳng.
Theo thời gian, lớp sụn (lớp đệm giữa các đầu xương) cũng có thể mỏng đi. Hệ thống dây chằng liên kết giữa các xương trở nên dày và kém linh hoạt hơn. Khi những thay đổi này hình thành ở giữa cột sống được gọi là thoái hóa đốt sống ngực.
Phần ngực của cột sống tức là nói đến phần giữa lưng của bạn. Cột sống còn bao gồm hai phần nữa là ở trên và dưới của vùng ngực. Phần cổ của cột sống là phần trên (cột sống cổ). Phần thắt lưng là phần lưng dưới (cột sống thắt lưng). Mỗi phần của cột sống đều có thể bị thoái hóa. Thoái hóa đốt sống ngực ít gặp hơn thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc cổ.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống ở bất kỳ phần nào của lưng cũng có thể là hậu quả của chấn thương thể thao gây ra một vết nứt nhỏ ở đốt sống. Trẻ em và thanh thiếu niên thường dễ mắc phải tình trạng này vì xương vẫn chưa phát triển toàn diện.
Thoái hóa đốt sống ngực thường không có các triệu chứng rõ ràng. Khi triệu chứng xuất hiện, bạn có thể cảm thấy cứng và đau vùng lưng trên.
Đau thường xuất phát từ những thay đổi ở đĩa đệm, khiến đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh dọc theo ống sống. Ví dụ, tình trạng viêm có thể hình thành xung quanh vết nứt do căng thẳng để hỗ trợ quá trình làm lành. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tạo áp lực lên rễ thần kinh cạnh sống, gây ra đau hoặc các triệu chứng khác.
Thoái hóa đốt sống ở bất kỳ phần nào của lưng, kể cả phần ngực, có thể gây đau lan xuống chân. Đau có thể trở nên nặng hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Bạn cũng có thể cảm thấy tê chân hoặc ngứa. Ngoài ra, có thể xảy ra yếu cơ ở cánh tay và chân kèm với khó khăn khi vận động. Một biến chứng khác của thoái hóa đốt sống là trượt đốt sống, là khi một đốt sống trượt về phía trước và gây chèn ép rễ thần kinh gây ra tình trạng đau.
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các tình trạng sau:
Thoái hóa đốt sống ngực thường là một vấn đề liên quan đến tuổi tác. Khi tuổi càng lớn, nguy cơ mắc các vấn đề về thoái hóa đốt sống càng tăng lên. Ngay cả những người trông khỏe mạnh cũng có thể gặp phải thoái hóa đốt sống. Do có ít tác động xảy ra ở cột sống ngực so với các phần khác của cột sống nên thoái hóa đốt sống ngực thường xuất hiện sau khi đã xảy ra thoái hóa cột sống cổ hoặc lưng trước. Khi một phần của cột sống gặp vấn đề thì các phần còn lại sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn.
Ở người cao tuổi, áp lực hàng ngày lên cột sống tăng dần theo thời gian. Nguyên nhân thường gặp của thoái hóa cột sống là do sự kết hợp giữa việc thường xuyên khiêng vác vật nặng và lối sống vận động quá mức. Loãng xương là một bệnh lý thường gặp liên quan đến lớn tuổi, nó cũng có thể góp phần vào việc gây ra gãy xương do căng thẳng ở đốt sống.
Một phần thường liên quan đến thoái hóa cột sống là liên mỏm khớp, kết nối hai khớp mặt ở phía sau của đốt sống. Ngay cả một tổn thương nhỏ ở đốt sống có thể dẫn đến thoái hóa cột sống. Ở người trẻ tuổi, trong giai đoạn phát triển của đốt sống, chấn thương từ hoạt động thể chất hoặc căng thẳng do tập luyện có thể góp phần gây ra sự thoái hóa đốt sống. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý này.
Nguyên nhân của thoái hoá đốt sống ngực bao gồm tuổi tác, yếu tố di truyền, chấn thương, thường xuyên nâng vật nặng, hoạt động quá mức và một số bệnh lý liên quan khác.
Các triệu chứng thường gặp của thoái hoá đốt sống ngực bao gồm đau vùng lưng trên, cứng khớp, giảm linh hoạt, đau lan theo đường dẫn truyền thần kinh.
Chẩn đoán thoái hoá đốt sống ngực bác sĩ thường dựa vào tiền căn, bệnh sử và các phương pháp hình ảnh học như X-quang, MRI, hoặc CT scan.
Phương pháp điều trị cho thoái hoá đốt sống ngực có thể bao gồm thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, hoặc trong một số trường hợp cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng nặng.
Có thể phòng ngừa thoái hoá đốt sống ngực, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giữ mức cân nặng hợp lý và hạn chế các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia. Điều quan trọng là phát hiện và xử lý sớm các vấn đề liên quan đến cột sống.
Hỏi đáp (0 bình luận)