Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U lách hay u nang lách là một trong những tổn thương của lá lách. Trường hợp này không phổ biến và chiến tỷ lệ rất thấp khoảng 0,5 - 2% trong tổng dân số. Vậy u lách có gây nguy hiểm không?
U lách lành tính thường không có triệu chứng đặc trưng và phát triển trong âm thầm khiến người bệnh khó phát hiện. Vậy bệnh có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những kiến thức về bệnh u lách trong bài viết dưới đây nhé!
Lách bị tổn thương gây ra tình trạng u lách. Vậy u lách lành tính có phải là ung thư lách không? Ung thư lá lách là tình trạng ung thư ở lách - bộ phận lớn nhất trong hệ bạch huyết của cơ thể, nằm ở vùng hạ sườn trái. Ung thư lách có thể xuất hiện do nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát. U lách không phải là ung thư lách, tuy nhiên u lách nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây chuyển biến nặng và các biến chứng nguy hiểm hoặc gây ra ung thư lách.
U lách hay còn gọi là u nang lách, chủ yếu do 2 nguyên nhân chính gây ra là do ký sinh trùng và không do ký sinh trùng:
U nang lách phần lớn do sự phát triển của sán dây nhỏ (Echinococcus) gây ra mà ký chủ thường là những động vật nhỏ được nuôi ở trong nhà như mèo, chó… hoặc các loài gặm nhấm (dê, cừu) là ký chủ trung gian truyền bệnh. Trứng của Echinococcus cũng có thể tồn tại trong những thực phẩm sống như rau sống, thịt sống và gây lây nhiễm nếu ăn phải. Chúng đi theo sự dịch chuyển của hệ mạch máu và đi tới các cơ quan như thận, phổi, gan, lách, não… và bị các đại thực bào máu giữ lại. Kết quả của sự bắt giữ này là ấu trùng cư trú tại lách đã gây ra tình trạng nang lách ký sinh trùng hay nang Hydatid.
Nguyên nhân của u nang lách xuất hiện không do ký sinh trùng chưa được xác định chắc chắn. Một số nguồn thông tin đưa ra rằng các u nang lách xuất hiện có thể do nguồn gốc là bẩm sinh, xuất phát từ mạch máu hay bạch mạch máu. Ngoài ra, sự tiêu hủy khối máu tụ do chấn thương, xuất huyết, nhồi máu… cũng gây ra các u nang lách giả.
U lách lành tính được xác định là do 2 nguyên nhân chính gây ra. Đối tượng bệnh nhân có thể là bất kỳ người nào tiếp xúc với ký sinh trùng hoặc do bẩm sinh, sự biến đổi của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc u lách lành tính bao gồm:
U nang lách thường phát triển trong âm thầm và không có triệu chứng nổi bật. Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở người bệnh u lách lành tính bao gồm:
Ngoài ra, triệu chứng có thể khác nhau và xuất hiện trên một số thể trạng bệnh như:
Chẩn đoán và điều trị giúp sớm phát hiện ra tình trạng bệnh u lách, ngăn ngừa nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Để chẩn đoán bệnh u lách, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng và cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:
Hiện nay, u lách lành tính do ký sinh trùng có thể được điều trị bằng thuốc mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những u lách có kích thước nhỏ hơn 4cm và chưa xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được chỉ định nghỉ ngơi, tránh các hoạt động và lao động nặng nhọc, hạn chế tối đa nguy cơ bị chấn thương nhất là vùng bụng. Thực hiện thăm khám định kỳ để bác sĩ nắm được tình hình điều trị. Các thuốc diệt ký sinh trùng được sử dụng cho bệnh nhân bao gồm Mebendazole, Albendazole…
Đối với u lách do nguyên nhân khác hoặc u quá lớn, bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. Với khoa học tiên tiến, phương pháp phẫu thuật được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc điều trị u nang lách. Các phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng trong điều trị như: Cắt chóp u nang lách, cắt lách bán phần và cắt lách toàn bộ. Tuy nhiên, đối với phương pháp cắt chóp u nang lách và cắt lách bán phần có nhược điểm là dễ gây chảy máu, tụ máu sau mổ, nguy cơ tái phát cao do đó ít được sử dụng trong điều trị u lách.
Hiện nay, chưa có các biện pháp phòng ngừa u lách đặc hiệu. Do đó, biện pháp phòng ngừa chủ yếu bao gồm:
U lách là tình trạng tổn thương lách, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng đặc trưng do đó rất khó để phát triển. U lách phát triển âm thầm và có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi có dấu hiệu lạ trên cơ thể, nhất là những triệu chứng vùng bụng thì bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra, sớm phát hiện bệnh nếu có. Nên định kỳ thăm khám và kiểm tra sức khỏe để hạn chế các nguy cơ, biến chứng do bệnh u lách và các bệnh khác gây ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...