Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ấn vào đỉnh đầu thấy đau là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ

Đau đỉnh đầu là một trong những cơn đau đầu phổ biến. Không chỉ do mất ngủ hay căng thẳng mà đau đỉnh đầu có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như cao huyết áp hay đột quỵ. Bệnh nhân thường mô tả cơn đau nhói đột ngột hoặc âm ỉ phía trên đầu. Để hiểu rõ tình trạng ấn vào đỉnh đầu thấy đau là bệnh gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Hiện tượng đau đỉnh có thể gặp ở nhiều đối tượng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đau đỉnh đầu là một dạng đau đầu thường gặp và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nếu không tìm ra nguyên nhân và giảm đau nhanh chóng, cơn đau có thể khiến người bệnh mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, học tập. Vậy ấn vào đỉnh đầu thấy đau là bệnh gì?

Nguyên nhân ấn vào đỉnh đầu thấy đau

Đau đầu là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh khác nhau. Chắc hẳn ai cũng từng bị đau đầu vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhiều trường hợp bị đau đầu dai dẳng mà không điều trị, gây mệt mỏi cho người bệnh. Đau đầu cũng có nhiều nguyên nhân như thay đổi thời tiết, cảm lạnh, viêm xoang, mất ngủ,… Tuy nhiên cơn đau chỉ xuất hiện ở đỉnh đầu vài phút và biến mất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cơn đau dữ dội và kéo dài nhiều ngày. Điều này dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số nguyên nhân ấn vào đỉnh đầu thấy đau bao gồm: 

  • Do sự thay đổi thời tiết, lúc mưa lúc nắng,… thường gây ra tình trạng đau nhức đỉnh đầu, đau nhức 2 khóe mắt, cảm thấy mệt mỏi. Có trường hợp gây sốt, buồn nôn,… bệnh thường tái phát nhiều lần trong năm. 
  • Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu, có thể đau một bên đầu hay đau đỉnh đầu. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, lo lắng, bất an. Cơn đau đầu có thể kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần. Theo nghiên cứu, phần lớn những người làm việc trong môi trường căng thẳng đều từng bị đau đầu ít nhất một lần.
  • Cao huyết áp thường gặp ở những người trên 50 tuổi, cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đỉnh đầu, do huyết áp tăng, tác động mạnh lên thành mạch máu làm tăng nguy cơ xơ vữa, giãn nở mạch máu gây đau đầu. 
  • Hội chứng đau nửa đầu có đặc điểm là đau vùng đỉnh hoặc một bên đầu, thậm chí đau đầu theo nhịp đập của đập, đau từng cơn, đau đầu thường kèm theo một số triệu chứng như nôn, sợ ánh sáng,...
  • Thiếu máu não gây đau đỉnh đầu, chóng mặt, kèm theo các hiện tượng như chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Bệnh nhân thiếu máu não cũng bị đau đầu nhưng cơn đau không dữ dội như đau đầu do căng thẳng mà âm ỉ, cảm giác như có vật nặng đè lên đầu.
  • Viêm xoang: Người bệnh cảm thấy đau, nặng ở trán hoặc má, mũi và giữa hai mắt, kèm theo sốt, nghẹt mũi và thậm chí mất khứu giác.
Ấn vào đỉnh đầu thấy đau là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa 1
Ấn vào đỉnh đầu thấy đau do nhiều nguyên nhân khác nhau

Điều trị đau đỉnh đầu như thế nào?

Đau nhức đỉnh đầu hay bất kỳ dấu hiệu đau đầu nào khác cũng là biểu hiện của tình trạng sức khỏe không tốt nên bạn không nên chủ quan. Ngoại trừ một số trường hợp đau đầu do thay đổi thời tiết, các trường hợp khác đều cần phải lưu ý. 

Khi bị đau nhức vùng đỉnh đầu cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Người bệnh không nên chủ quan và tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. 

Điều trị truyền thống 

Cách điều trị thông thường là dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ và triptan. Mặc dù những loại thuốc này có hiệu quả nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc thông thường khác, vì vậy cần sử dụng khi có chỉ định của ​​bác sĩ. 

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được kê đơn cho người đau đỉnh đầu liên quan đến chứng đau dây thần kinh chẩm. Thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp giảm đau đầu liên quan đến hội chứng co thắt mạch não có hồi phục. Nếu đau đầu do tăng huyết áp, có thể dùng thuốc hạ huyết áp hoặc điều trị y tế để giảm nguy cơ xuất huyết não, đột quỵ.

Ấn vào đỉnh đầu thấy đau là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa 2
Điều trị đau đỉnh đầu phổ biến là uống thuốc giảm đau

Điều trị thần kinh cột sống

Có nhiều cơn đau ở đỉnh đầu do ngồi, nằm sai tư thế hay các vấn đề về đốt sống cổ. Hai đốt sống cổ trên, xương chẩm, xương đáy sọ có liên quan đến đau đỉnh đầu. Đó là lý do tại sao biết cách điều hòa các dây thần kinh cột sống là một trong những cách để điều trị chứng đau đầu, đặc biệt là chứng đau đầu thường xuyên tái phát. Việc điều chỉnh giúp căn chỉnh cột sống cổ trên thẳng hàng, giữ cho xương, cổ, dây thần kinh và cơ ở đúng vị trí, giảm đau đầu.

Các phương pháp điều trị khác

Đây là cách điều trị đau đỉnh đầu không cần thuốc. Tắm nước nóng, massage đầu, châm cứu hay thay đổi tư thế,… cũng là những phương pháp có thể làm giảm triệu chứng đau đỉnh đầu. 

Cách phòng ngừa đau đỉnh đầu

Một số cách để ngăn ngừa cơn đau đỉnh đầu bao gồm: 

  • Điều chỉnh lối sống: Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng kéo dài. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng kế hoạch tập luyện hợp lý để có được cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Tăng cường thể dục hàng ngày với các bài tập vừa sức, tập đều đặn 30 - 40 phút mỗi ngày. 
  • Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ uống có cồn, các chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,...
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có.

Nếu thấy ấn vào đỉnh đầu thấy đau kéo dài nhiều ngày cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ấn vào đỉnh đầu thấy đau là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa 3
Để ngăn ngừa cơn đau ở đỉnh đầu cần điều chỉnh lối sống, ăn uống, nghỉ ngơi,...

Khi nào ấn vào đỉnh đầu thấy đau cần đi khám?

Đau đỉnh đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, một số nguyên nhân có thể tự khỏi hoặc điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần được điều trị cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, cần đi khám ngay nếu có các biểu hiện ​​​​như:

  • Nhức đầu tăng dần và kéo dài nhiều ngày. 
  • Cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn và không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau không kê đơn. 
  • Cơn đau đầu cản trở công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân ấn vào đỉnh đầu thấy đau. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về đau đỉnh đầu là dấu hiệu của bệnh gì và các cách điều trị để tham khảo. 

Xem thêm:

Cao Hiếu 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin