Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Atorvastatin uống trước hay sau ăn? Tác dụng phụ của thuốc Atorvastatin là gì?

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Atorvastatin là một loại thuốc được dùng để điều trị tình trạng rối loạn lipid máu. Vậy thuốc Atorvastatin uống trước hay sau ăn? Tác dụng phụ và tương tác của thuốc Atorvastatin như thế nào?

Atorvastatin là thuốc nằm trong nhóm Statin, có tác dụng làm hạ cholesterol trong máu và cũng là loại thuốc được sử dụng phổ biến. Việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng thời điểm là điều rất quan trọng để làm tăng hiệu quả của thuốc và hạn chế tác dụng không mong muốn. Vậy thuốc Atorvastatin uống trước hay sau ăn?

Atorvastatin là thuốc gì?

Atorvastatin được biết đến là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc Statin. Thuốc có tác dụng giúp hạ lượng cholesterol trong máu thông qua cơ chế ức chế men khử HMG CoA trong quá trình chuyển hóa cholesterol ở gan. Cùng với một chế độ ăn kiêng, Atorvastatin được dùng để tăng mức cholesterol "tốt" (HDL), giảm mức cholesterol "xấu" trong máu (LDL) và giảm triglyceride.

Atorvastatin có nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau như:

Atorvastatin được chỉ định sử dụng trong trường hợp hàm lượng mỡ máu cao. Hơn nữa, Atorvastatin cũng là một trong các loại thuốc dùng để dự phòng các biến cố của bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thiếu máu cơ tim cục bộ, đặc biệt là trên những đối tượng có nguy cơ cao như người mắc bệnh thận mạn tính, đái tháo đường tuýp 2 hoặc có hội chứng chuyển hóa.

Thông thường, việc điều trị bằng Atorvastatin trong các bệnh cảnh là suốt đời. Những lợi ích mà loại thuốc này mang lại chỉ được tiếp tục trong trường hợp người bệnh còn dùng thuốc, ngay cả khi các chỉ số định lượng lipid máu nằm trong giới hạn bình thường. Mức cholesterol trong máu có thể tăng trở lại nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc Atorvastatin mà không điều trị thuốc hạ lipid khác. Vậy Atorvastatin uống trước hay sau ăn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất?

Atorvastatin uống trước hay sau ăn? Tác dụng phụ của thuốc Atorvastatin là gì? 1
Atorvastatin là một loại thuốc có tác dụng hạ cholesterol trong máu

Atorvastatin uống trước hay sau ăn?

Atorvastatin là thuốc được chỉ định sử dụng theo đơn kê của bác sĩ. Do vậy, người bệnh cần dùng Atorvastatin chính xác về liều lượng, cách dùng và số lần theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy cách dùng của Atorvastatin là gì? Atorvastatin uống trước hay sau ăn?

Atorvastatin là loại thuốc thường được chỉ định uống 1 lần/ngày và có kèm theo hoặc không kèm theo thức ăn, tức là người bệnh có thể uống trước hoặc sau ăn, tùy theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị.

Atorvastatin được bào chế dưới dạng viên nuốt và viên nhai cho những người khó nuốt. Trong trường hợp người bệnh bỏ lỡ một liều thì hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều tiếp theo là dưới 12 giờ thì hãy bỏ qua liều đã quên trước đó và không dùng thêm để bù liều.

Atorvastatin được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên. Loại thuốc này cũng không được khuyên dùng cho phụ nữ đang có dự định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú (Atorvastatin có thể đi vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ bú sữa mẹ). Người bệnh cần phải ngừng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện bản thân có thai, bởi Atorvastatin có thể ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi hoặc gây ra dị tật bẩm sinh. Đồng thời, trong thời gian sử dụng loại thuốc này, người bệnh cũng cần áp dụng các phương pháp tránh thai hiệu quả.

Atorvastatin có thể gây phá vỡ các mô cơ xương và dẫn đến suy thận trong một số ít trường hợp, phổ biến hơn ở người lớn tuổi, người mắc bệnh thận hoặc suy giáp kiểm soát kém. Do vậy, trong thời gian dùng Atorvastatin, nếu thấy xuất hiện tình trạng đau cơ không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, sốt và nước tiểu có màu sẫm thì cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Nếu người bệnh không tuân thủ theo kế hoạch ăn kiêng kết hợp với tập thể dục và kiểm soát cân nặng thì việc dụng Atorvastatin sẽ không đạt được hiệu quả cao trong giảm cholesterol. Mức cholesterol trong máu có thể được cải thiện sau 2 tuần sử dụng Atorvastatin nên người bệnh không cần phải làm xét nghiệm máu quá thường xuyên.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh máu mỡ cao cũng cần hạn chế uống rượu bia, bởi rượu có thể làm tăng nồng độ chất béo trong máu và làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Ngoài ra, việc ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi có thể tương tác với Atorvastatin và dẫn đến những tác động nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần tránh uống nhiều hơn 1 lít nước ép bưởi trên ngày hay ăn quá nhiều bưởi.

Atorvastatin uống trước hay sau ăn? Tác dụng phụ của thuốc Atorvastatin là gì? 2
Atorvastatin uống trước hay sau ăn là thắc mắc của nhiều người bệnh

Tác dụng phụ của Atorvastatin là gì?

Khi kê toa Atorvastatin, bác sĩ cũng đã cân nhắc kỹ đến lợi ích và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trên thực tế, sau các thử nghiệm với số lượng bệnh nhân rất lớn, cùng với bề dày lịch sử được dùng nhiều năm trên khắp thế giới, giá trị đem lại của Atorvastatin là vô cùng lớn khi so với một số tác dụng không mong muốn của thuốc. Có rất ít người mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tương tự như nhiều loại thuốc khác, Atorvastatin cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn ở một số trường hợp. Trong đó, đau nhức cơ bắp không rõ nguyên nhân là một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Do đó, nếu tác dụng phụ này làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, người bệnh cần thông báo và trao đổi với bác sĩ về nó. Bác sĩ có thể sẽ thay thế Atorvastatin bằng một Statin khác mà vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị.

Các tác dụng phụ khác có thể gặp khi sử dụng Atorvastatin bao gồm:

  • Buồn nôn;
  • Đầy bụng, khó tiêu;
  • Đau đầu;
  • Đau nhức khớp và lưng;
  • Chảy máu cam;
  • Đau họng;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Các triệu chứng giống bị cúm và cảm lạnh như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi.

Một số tác dụng phụ xảy ra với mức độ nghiêm trọng với tỷ lệ dưới 1/1000 người khi dùng Atorvastatin, bạn cần phải ngừng thuốc và báo cho bác sĩ nếu thấy:

  • Chuột rút hoặc đau cơ: Dấu hiệu của tiêu cơ vân và tổn thương thận.
  • Củng mạc mắt hoặc da bị vàng, có kèm theo nước tiểu sẫm màu: Dấu hiệu gan bị tổn thương.
  • Xuất hiện các đốm đỏ hồng trên da, đặc biệt là ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Đau bụng vùng thượng vị: Dấu hiệu tuyến tụy bị tổn thương.
  • Ho, khó thở và sụt cân: Dấu hiệu phổi bị tổn thương.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng và sốc phản vệ (ít gặp).
Atorvastatin uống trước hay sau ăn? Tác dụng phụ của thuốc Atorvastatin là gì? 3
Buồn nôn là một tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Atorvastatin

Những loại thuốc nào có thể tương tác với Atorvastatin?

Khi Atorvastatin được sử dụng cùng với một số loại thuốc khác, có thể xảy ra tương tác thuốc nghiêm trọng. Chính vì thế, người bệnh cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là nhóm thuốc có con đường chuyển hóa qua gan. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải ngừng sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ gây tương tác hoặc chuyển sang nhóm thuốc ít nguy cơ tương tác hơn vì lợi ích mà thuốc Atorvastatin mang lại lớn hơn, cụ thể là:

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi Atorvastatin uống trước hay sau ăn. Để đạt được hiệu quả điều trị tối đa của Atorvastatin, người bệnh cần nắm rõ cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý quan trọng trong thời gian sử dụng thuốc. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm