Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Bà bầu ăn gừng được không? Lưu ý gì khi bà bầu ăn gừng?

Ngày 31/08/2024
Kích thước chữ

Gừng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có tác dụng làm giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn. Do đó, nhiều mẹ bầu đã sử dụng gừng như một giải pháp giúp cải thiện tình trạng khó chịu do chứng ốm nghén. Tuy nhiên, liệu bà bầu ăn gừng được không và cần lưu ý gì nếu ăn gừng?

Gừng là một loại gia vị phổ biến, có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là chống nôn. Do đó, bà bầu thường sử dụng gừng để cải thiện tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, gừng cũng có những tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Nên các chị em cũng lo ngại không biết liệu bà bầu ăn gừng được không và cách dùng thế nào cho an toàn?

Những công dụng tốt cho sức khỏe của gừng

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu ăn gừng được không, bạn nên tham khảo qua những công dụng có lợi cho sức khỏe từ gừng.

Gừng cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết gồm hàm lượng calo 4.8, carbohydrate 1.07g, protein 0.11g, chất xơ 0.12g, chất béo 0.5g và các chất khoáng và vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin C, phốt pho, folate, niacin, vitamin B3, vitamin B6, kali, magie, kẽm, riboflavin,… Do gừng có giá trị dinh dưỡng cao nên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng.

Từ xưa, dân gian đã sử dụng gừng trong các trường hợp bị đau bụng và buồn nôn. Ngoài ra, gừng cũng hỗ trợ tiết nước bọt và cho hệ tiêu hóa. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ mang thai tiêu thụ gừng giúp làm giảm nhẹ các cơn buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, gừng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhất là khi dùng với liều lượng cao. Do đó, phụ nữ trong thai kỳ nên thận trọng khi sử dụng gừng.

Bà bầu ăn gừng được không? Lưu ý gì khi bà bầu ăn gừng? 1
Gừng cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết

Ngoài ra, gừng cũng có ích khi làm giảm các triệu chứng buồn nôn do say tàu xe, chóng mặt, phẫu thuật hoặc tiến hành hóa trị. Ngoài ra, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt dùng gừng còn có thể giảm các cơn đau bụng kinh. Theo một nghiên cứu mới đây, hơn 60% phụ nữ sử dụng gừng, cảm thấy bớt đau bụng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy gừng có khả năng làm dịu các cơn đau đầu, đau xương khớp, viêm khớp dạng thấp và đau cơ. Dựa vào phát hiện từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật, về mặt lý thuyết, gừng có thể mang đến một số lợi ích cho sức khỏe như sau:

Theo các thí nghiệm lâm sàng, gừng có thể làm giảm mức huyết áp và lượng đường trong máu của bạn. Thậm chí, nhiều người còn dùng gừng để giảm đau bằng cách đắp lên vùng da bị thương.

Bà bầu ăn gừng được không, có gặp rủi ro không?

Nếu gừng tốt cho cơ thể vậy bà bầu ăn gừng được không? Do gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên phụ nữ mang thai có thể ăn gừng hoặc uống trà gừng để làm giảm các triệu chứng do chứng ốm nghén gây ra gồm buồn nôn và nôn mửa.

Theo thống kê, có khoảng 80% bà bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ có các dấu hiệu của chứng ốm nghén, bao gồm buồn nôn và nôn. Trong củ gừng có chứa nhiều hợp chất thực vật có thể làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu này. Cụ thể, trong củ gừng có chứa gingerols và shogaols là hai loại hợp chất thực vật có khả năng hoạt động trên các thụ thể trong hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm được cảm giác muốn buồn nôn. Thông thường, một lượng lớn chất gingerols có trong gừng sống trong khi shogaols có nhiều hơn trong gừng khô.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể dùng gừng tươi hoặc gừng khô để pha trà gừng. Trà gừng cũng chứa các hợp chất giúp chống buồn nôn và hỗ trợ điều trị chứng ốm nghén trong thai kỳ.

Bà bầu ăn gừng được không? Lưu ý gì khi bà bầu ăn gừng? 2
Bà bầu có thể ăn gừng để giảm triệu chứng ốm nghén

Hơn nữa, gừng đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đau do hiện tượng co thắt tử cung mà nhiều bà bầu gặp phải trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào giải thích được tác dụng của gừng đối với chứng chuột rút trong giai đoạn mang thai.

Tác dụng phụ khi dùng gừng không đúng cách

Nếu bạn sử dụng gừng với một lượng nhỏ sẽ hiếm khi gặp các tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng gừng với liều lượng cao hơn 5g/ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các phản ứng phụ như ợ nóng khí ga, kích ứng miệng, phát ban, khó chịu ở bụng.

Trong một số trường hợp, nhất là ở những người bị rối loạn chảy máu, gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì thế, để đảm bảo an toàn khi dùng gừng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ về loại thuốc thảo dược này.

Việc sử dụng gừng ở liều lượng hợp lý (bao gồm ăn gừng và uống trà gừng) được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai. Việc mỗi ngày tiêu thụ tối đa 1g (1.000mg) gừng là an toàn đối với mẹ bầu nhằm làm giảm cảm giác buồn nôn trong thai kỳ. Liều lượng này tương đương với 4 tách (950ml) khi dùng trà gừng đóng gói hoặc tự pha trà gừng từ 1 thìa cà phê (5g) củ gừng mài ngâm trong nước.

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ gừng khi mang thai với nguy cơ đẻ non, đẻ con nhẹ cân, thai chết lưu hoặc gặp các biến chứng khác. Tuy nhiên, một số bằng chứng chỉ ra rằng không nên ăn gừng hay uống trà gừng gần lúc chuyển dạ vì gừng làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, những phụ nữ đang mang thai đã có tiền sử chảy máu âm đạo, sảy thai hoặc có các vấn đề về đông máu cũng không nên dùng các sản phẩm từ gừng.

Bà bầu ăn gừng được không? Lưu ý gì khi bà bầu ăn gừng? 3
Uống trà gừng với liều lượng hợp lý được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai

Ngoài ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng chất bổ sung gừng cùng với bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Vì gừng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc làm loãng máu và bệnh tiểu đường.

Bà bầu ăn gừng lưu ý gì?

Mặc dù gừng mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể dùng gừng thoải mái. Do gừng có tính ấm, nóng và kích thích sự co thắt tử cung nên có thể gây ra các biến chứng như chảy máu, đẻ non, sảy thai nếu sử dụng quá liều. Do đó, khi sử dụng gừng, bà bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Để giảm buồn nôn và nôn mửa, bà bầu chỉ sử dụng gừng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để tránh gây ra các biến chứng, không nên sử dụng gừng trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Chỉ khi có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ bà bầu mới được sử dụng gừng. Không tự ý dùng gừng nếu có tiền sử bệnh lý như rối loạn đông máu, đái tháo đường, tiền sản giật, viêm loét dạ dày hoặc tá tràng,…
  • Để tránh các thành phần không an toàn cho thai nhi, không dùng các loại thuốc có chứa gừng hoặc các sản phẩm chứa chiết xuất gừng, mẹ bầu chỉ sử dụng gừng ở dạng tự nhiên hoặc được chế biến từ thực phẩm.
  • Chỉ sử dụng gừng với liều lượng nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liều lượng dùng gừng an toàn cho bà bầu là không quá 1g/ngày, tương đương với khoảng 2 - 4 lát gừng tươi hoặc dùng 1 - 2g gừng khô. Để tránh gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy hoặc tăng huyết áp, mẹ bầu không nên sử dụng gừng quá nhiều trong một lần hoặc trong một ngày.
  • Trong khi sử dụng gừng, mẹ bầu luôn theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào như chảy máu, đau bụng, co thắt tử cung, huyết áp cao,… thì ngưng sử dụng  ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Bà bầu ăn gừng được không? Lưu ý gì khi bà bầu ăn gừng? 4
Để tránh gây kích ứng dạ dày, mẹ bầu tránh dùng gừng quá nhiều trong một lần hoặc một ngày

Tóm lại, nếu bạn thắc mắc bà bầu ăn gừng được không thì câu trả lời là bà bầu hoàn toàn có thể ăn gừng nhưng với một lượng vừa phải, đúng theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, bà bầu cũng nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi và thực hiện chế độ dinh dưỡng khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng an toàn và hiệu quả

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin