Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi là hiện tượng thường thấy ở thai phụ, bởi vì lúc này nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể khiến các mẹ bầu rất dễ mắc bệnh.

Vậy nguyên nhân khiến bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi là gì? Tình trạng này có mang lại nguy hiểm không? Cách điều trị tình trạng này như thế nào? Tất cả các thắc mắc sẽ được Nhà Thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi

Tình trạng hắt hơi sổ mũi của bà bầu rất dễ xảy ra trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi, cụ thể:

Hệ miễn dịch bị suy giảm

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm. Bởi vì trong thời kì này, sức đề kháng của bà bầu không chỉ bảo vệ cơ thể của bản thân mà còn phải bảo vệ thai nhi. Điều này làm cho các loại vi khuẩn, virus có hại dễ xâm nhập vào cơ thể người mẹ, dẫn đến phát sinh những loại bệnh khác nhau, trong đó có các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang gây ra tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi.

Nội tiết tố bị thay đổi

Tình trạng sổ mũi hắt hơi khi mang thai 3 tháng đầu xuất hiện cũng có thể là do nội tiết tố của người mẹ bị thay đổi thất thường. Điều này khiến nồng độ hormone estrogen tăng lên. Do đó làm cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi hoặc bị nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Dị ứng

Tình trạng dị ứng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị hắt hơi sổ mũi. Triệu chứng rõ nhất của tình trạng này đó là bà bầu bị hắt hơi kéo dài thành cơn trong nhiều giờ đồng hồ, chảy nước mũi trong suốt, cộng thêm đó là đau nhức đầu và sự không thoải mái ở trong khoang mũi.

Bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm do virus cúm gây ra và có thể lây qua đường không khí, loại bệnh này thường có triệu chứng là hắt hơi liên tục, hay bị chảy nước mũi. Ngoài ra, triệu chứng điển hình của bệnh cảm cúm đó là sổ mũi hắt hơi liên tục, ho khan kéo dài, sốt, đau đầu, đau mỏi cơ hoặc sưng đỏ họng… Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi.

Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi: Nguyên nhân và cách điều trị 1
Bệnh cảm cúm là một trong các nguyên nhân bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi

Bệnh cảm lạnh

Bầu 3 tháng đầu mà bị cảm lạnh thường gây ảnh hưởng đến mũi, họng và xoang. Các triệu chứng đặc trưng đó là chảy nước mũi, bị nghẹt mũi, ho có đờm, lạnh gai người, khiến bà bầu hắt hơi khi mang thai 3 tháng đầu. Bệnh cảm lạnh thường sẽ diễn ra từ từ và tự hết trong 3 - 4 ngày.

Polyp mũi

Polyp mũi cũng là nguyên nhân khiến bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi. Đây là một loại u lành tính có ở xoang mặt, xoang mũi hoặc ở hốc mũi. Các khối u lành tính này gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, làm kích thích niêm mạc mũi dẫn đến chứng hắt hơi sổ mũi. Bệnh cạnh đó còn có các biểu hiện khác như đầu đau âm ỉ, đau hàm trên, cảm giác nặng ở vùng mặt hoặc vùng trán…

Bệnh hen suyễn

Đây là một loại bệnh thuộc loại mãn tính trong hệ hô hấp. Khi lên cơn hen, niêm mạc ở ống phế quản bị sưng lên, dẫn đến viêm nhiễm gây ra sự kích thích và làm xuất hiện tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu. Ngoài ra, triệu chứng của hen suyễn còn có khó thở, thở khò khè, đau thắt ngực… 

Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nếu như bà bầu bị hắt hơi sổ mũi là do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay polyp mũi thì không gây nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng với lý do là cảm cúm hoặc hen suyễn thì rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cụ thể:

Đối với người mẹ

Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi liên tục, bị kéo dài lâu sẽ khiến cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ… Khi những điều này kéo dài thì sẽ làm cho bà bầu bị stress, cơ thể suy nhược, xanh xao, gầy yếu, sụt cân nhanh…

Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi: Nguyên nhân và cách điều trị 2
Hắt hơi sổ mũi liên tục khiến bà bầu bị mệt mỏi, suy nhược

Đối với thai nhi

Khi mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi do cảm cúm hay hen suyễn sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, nhất là tác động đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Thậm chí khi bệnh trở nên nghiêm trọng thì có thể khiến cho bé bị dị tật bẩm sinh như bệnh sứt môi, tim bẩm sinh hoặc bị dị dạng phần đầu… 

Đặc biệt khi bà bầu vừa bị hắt hơi sổ mũi vừa sốt cao có thể gây ra sự kích thích co bóp tử cung khiến cho thai nhi bị sinh non hoặc chết lưu thai.

Cách điều trị cho bà bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi

Cách điều trị cho bà bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng hắt hơi sổ mũi để có cách chữa trị hiệu quả, cụ thể:

Đối với nguyên nhân do cảm cúm hoặc hen suyễn

Với trường hợp hắt hơi sổ mũi kèm theo biểu hiện sốt, ho, khó thở… thì bà bầu nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời, vừa phù hợp và vừa đảm bảo an toàn, không gây ra ảnh hưởng gì cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Đối với nguyên nhân do cảm lạnh hoặc viêm mũi, viêm xoang

Với trường hợp này bà bầu có thể áp dụng một số cách điều trị sau:

  • Biện pháp xông mũi: Đây là cách giúp bà bầu thông mũi vừa nhanh chóng lại vừa an toàn. Nguyên liệu chuẩn bị cũng rất dễ tìm và đơn giản đó là nước cốt gừng tươi và nước nóng. Bà bầu chỉ cần đặt bát nước nóng đã cho nước cốt gừng cách mũi tầm 50cm rồi xông đến lúc nước nguội.
  • Vệ sinh miệng họng bằng nước muối sinh lý: Cách này bà bầu chỉ cần ngày 2 lần súc miệng bằng nước muối là có thể khiến chứng hắt hơi sổ mũi giảm dần, làm cho chất nhầy trong mũi bị loại bỏ, giúp cho mũi thông thoáng hơn.
  • Uống nhiều nước ấm: Việc bà bầu mang thai 3 tháng đầu khiến đờm trong họng bị loãng dần đi, ngăn ngừa nước mũi đọng lại ở cổ họng để tránh viêm họng. 
  • Ăn cháo giải cảm: Cháo tía tô, hành và tiêu làm cho cơ thể bà bầu ấm lên, tiết ra mồ hôi, trị hắt hơi, sổ mũi, trị ho, long đờm. Cách ăn cháo giúp bà bầu vừa bổ sung dinh dưỡng vừa làm giảm chứng hắt hơi sổ mũi một cách an toàn. Tuy nhiên đối với những thai phụ có cơ địa nhạy cảm hoặc hay bị doạ sảy thai, động thai thì nên cân nhắc khi ăn loại cháo này.
Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi: Nguyên nhân và cách điều trị 3
Khi mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi nên uống nhiều nước để làm loãng đờm

Một số lưu ý khi bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng các loại bệnh lý cảm gây ra chứng hắt hơi sổ mũi. Bên cạnh những biện pháp chữa trị trên thì bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. 
  • Không nên lo lắng, căng thẳng mà luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
  • Bà bầu nên đi tiêm phòng cúm, không tiếp xúc với người đang bị cảm cúm.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn hoặc cồn để tránh những loại vi khuẩn, virus trong không khí.
  • Bà bầu nên đi khám sức khỏe theo định kỳ mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Nên tắm bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước quá nóng.
  • Ăn nhiều thực phẩm nhiều rau xanh, rau củ quả tươi, giàu vitamin C và omega-3 để tăng cường hệ miễn dịch.
Bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi: Nguyên nhân và cách điều trị 4
Bà bầu nên ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng

Trên đây là những thông tin liên quan đến bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi. Hy vọng qua bài viết này các bà bầu có thể nắm rõ những nguyên nhân gây ra chứng hắt hơi sổ mũi, qua đó có những biện pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân bệnh gây ra để mẹ và bé đều được khỏe mạnh và đặc biệt giúp bé phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai.

Xem thêm: Một số thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi thường được bác sĩ kê đơn

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm