Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Môi trường khói bụi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện… là một trong những lý do khiến trẻ nhỏ rất thường xuyên gặp các vấn đề về đường hô hấp đặc biệt là viêm phổi. Viêm phổi được xếp vào nhóm bệnh có mức độ nguy hiểm cao trong các bệnh lý về hô hấp. Đây là bệnh lý có tốc độ diễn tiến nhanh, có thể đưa trẻ vào trạng thái nguy kịch bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, vấn đề bé bị viêm phổi tái đi tái lại đang là mối quan tâm của rất nhiều bố mẹ.
Vậy bé bị viêm phổi tái đi tái lại có nguy hiểm không? Bố mẹ cần phải làm gì khi con gặp phải tình trạng trên? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách xử trí cũng như một số lưu ý về các biện pháp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ. Cùng tham khảo nhé.
Viêm phổi là tình trạng viêm và tổn thương nhu mô phổi. Đây là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch còn non kém chưa đủ khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường. Một thống kê của tổ chức Y tế thế giới vào năm 2006, ước tính có khoảng 20% số trẻ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính, trong đó 90% do viêm phổi.
Nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp viêm phổi ở trẻ là vi sinh vật. Trong đó virus là tác nhân chiếm ưu thế, đặc biệt là trong 2 năm đầu đời của trẻ. Với phương thức lây truyền là qua tiếp xúc với các hạt dịch tiết hô hấp của người bệnh trong không khí. Các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm hay adenovirus… Vi khuẩn cũng là một trong các tác nhân không thể không kể đến, tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà trẻ có thể bị tấn công bởi những nhóm vi khuẩn khác nhau. Một số vi khuẩn thường gặp như liên cầu khuẩn nhóm B, phế cầu, Haemophilus influenzae…
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ rất đa dạng, tùy vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện sẽ khác nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, nhìn chung trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:
Viêm phổi là bệnh lý rất nguy hiểm ở trẻ em. Do đó, việc bé bị viêm phổi tái đi tái lại sẽ càng làm gia tăng mức độ biến chứng cho trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà bố mẹ cần lưu ý để hạn chế bé bị viêm phổi tái đi tái lại.
So với các hệ cơ quan khác, hệ hô hấp đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường và thời tiết. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi tái phát của trẻ như:
Việc một số bé bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều hơn so với các bé đồng trang lứa khác cũng có thể xuất phát từ bệnh lý bẩm sinh của bé:
Một số quan niệm sai lầm trong chăm sóc trẻ của bố mẹ sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bé bị viêm phổi tái phát:
Khi bé bị viêm phổi tái đi tái lại bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây trong khâu chăm sóc bé tại nhà:
Khi bé có các triệu chứng của viêm phổi bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Vì viêm phổi là bệnh lý có diễn tiến nhanh, rất dễ đưa trẻ vào tình trạng nguy kịch, nên việc được thăm khám sớm là vô cùng cần thiết.
Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm ho để điều trị cho bé. Ho là phản xạ sinh lý giúp tống xuất dịch tiết đường hô hấp, cụ thể là đàm ra ngoài làm thông thoáng đường thở. Việc sử dụng thuốc giảm ho không đúng cách sẽ làm ứ đọng dịch tiết, không những làm nghẹt đường thở của bé mà còn tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
Bên cạnh đó, kháng sinh cũng tuyệt đối không được sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tình trạng kháng thuốc.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế. Nếu bé sốt nhẹ, mẹ nên lau mát cho bé bằng khăn ấm ở các vị trí như trán, nách, bẹn, khoeo chân. Nếu bé sốt > 38,5 độ C, mẹ phải hạ sốt cho bé bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bé ho kèm nhiều đờm, bố mẹ nên bế bé lên hoặc cho bé ngồi dậy, vỗ lưng cho bé để giúp đờm ứ đọng trong phế quản long ra và dễ dàng thải ra ngoài qua phản xạ ho của bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng một số bài thuốc dân gian giúp giảm ho long đờm cho bé bằng một số dược liệu như bạc hà, húng chanh, mật ong…
Mẹ nên sử dụng khăn giấy dùng 1 lần có chất mềm và thành phần phù hợp với da bé để lau các dịch tiết hô hấp như đờm dãi. Nếu sử dụng khăn vải dùng nhiều lần, mẹ phải giặt sạch sẽ, phơi khô sau mỗi lần sử dụng vì đó là nơi vi khuẩn dễ trú ngụ và làm bội nhiễm thêm cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ chơi, quần áo của bé và vệ sinh tay khi chăm sóc, chuẩn bị đồ ăn cho bé.
Thức ăn cho trẻ trong thời gian này nên giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu. Mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn cho trẻ, không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn để hạn chế tình trạng nôn trớ sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều hơn.
Viêm phổi diễn tiến rất nhanh và dễ dàng đe dọa tính mạng của bé. Do đó, vấn đề quan trọng nhất khi điều trị viêm phổi cho bé tại nhà là bố mẹ phải sớm nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm để đưa bé đến cơ sở y tế sớm nhất:
Vì tính chất nguy hiểm của viêm phổi ở trẻ nên việc dự phòng bệnh lý này là rất cần thiết. Bố mẹ cần thực hiện tốt những biện pháp sau đây để hạn chế tình trạng bé bị viêm phổi tái đi tái lại:
Tóm lại, viêm phổi là bệnh lý mà bố mẹ phải hết sức lưu ý trong quá trình phát triển của con. Trong đó, có 2 vấn đề trọng tâm mà bố mẹ cần thực hiện tốt, một là phòng ngừa viêm phổi cũng như tình trạng bé bị viêm phổi tái đi tái lại, hai là bố mẹ cần nắm rõ các triệu chứng nguy hiểm của viêm phổi để bình tĩnh xử trí khi bé không may rơi vào tình huống đó.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ các thông tin về tình trạng bé bị viêm phổi tái đi tái lại mà bạn đang tìm kiếm. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết và Nhà thuốc Long Châu tin rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trên hành trình làm bố mẹ của mình.
Xem thêm: Bệnh viêm phổi và những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi mà bố mẹ cần lưu ý
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.