Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bé bị viêm tai giữa phải làm sao cho nhanh khỏi?

Ngày 04/07/2024
Kích thước chữ

Viêm tai giữa là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh mang đến những triệu chứng đau đớn, khó chịu, dễ làm lây lan nhiễm trùng. Vậy bé bị viêm tai giữa phải làm sao?

Viêm tai giữa là một bệnh lý về tai thường gặp ở trẻ em. Bệnh kéo theo các triệu chứng kiến trẻ đau đớn, mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt, nhiễm trùng ở tai có thể lây lan sang các mô mềm cạnh đó. Đây là một trong những căn bệnh phục hồi chậm nhưng lại dễ tái đi tái lại nhiều lần. Đây là lý do các bậc cha mẹ có con mắc bệnh này đều muốn biết bé bị viêm tai giữa phải làm sao nhanh khỏi, ít tái phát?

Tai giữa là gì? Viêm tai giữa là gì?

Trong hệ thống tai của người, tai giữa là một phần quan trọng có cấu trúc và chức năng phức tạp. Cấu tạo tai giữa gồm 3 phần: Xương chũm, vòi nhĩ, hòm nhĩ được thông với nhau. Tai giữa giống như một khoang chứa khí nằm trong xương thái dương. Thông qua các xương con, nó dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Ngoài ra, tai giữa cũng giúp duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể.

Bé bị viêm tai giữa phải làm sao cho nhanh khỏi 1
Hình ảnh so sánh tai giữa bình thường và tai giữa khi viêm

Viêm tai giữa là gì? Bệnh lý ở tai giữa này xảy ra khi có sự tổn thương, viêm nhiễm bên trong tai giữa. Có hai dạng viêm tai giữa chính gồm viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng, gây tổn thương tai giữa và màng nhĩ, có thể làm chảy dịch liên tục. Ngoài ra còn có loại viêm tai giữa có dịch tiết là bệnh tai giữa có tiết dịch nhưng không nhiễm trùng kéo dài trong hơn 3 tháng. Người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ngoài cảm giác đôi khi bị nặng, đầy tai.

Dù là dạng nào, viêm tai giữa cũng ảnh hưởng đến thính giác, sức khỏe của bệnh nhân dẫn đến ảnh hưởng trong học tập, cuộc sống. Viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển thành viêm tai giữa chảy mủ, tiết dịch… nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết viêm tai giữa ở trẻ

Trước khi giải đáp thắc mắc bé bị viêm tai giữa phải làm sao của nhiều bậc cha mẹ, chúng ta sẽ cùng điểm qua các nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của căn bệnh này.

Về nguyên nhân

Viêm tai giữa ở trẻ có thể xảy ra do vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai giữa và gây nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae thường là “thủ phạm” chính gây viêm tai. 

Ngoài ra, cũng có khi hệ thống tai bị tắc nghẽn khiến dịch nhầy bí trong ống tai giữa bị tích tụ lại. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm. Cũng có trường hợp trẻ em bị viêm tai giữa tái đi tái lại vì nguyên nhân liên quan đến cấu trúc tai như khớp vòm tai bị hẹp.

Về triệu chứng

Viêm tai giữa ở trẻ kéo theo những triệu chứng điển hình như:

  • Trẻ cảm giác đau đớn kéo dài, khó chịu trong tai, cảm giác đau tăng lên khi nằm nghiêng.
  • Trẻ có thể bị sốt từ nhẹ đến nặng, sốt đi kèm các cơn đau tai.
  • Các triệu chứng đau và khó chịu cùng sốt khiến trẻ bị giảm hứng thú với ăn uống, khó ngủ, không chịu chơi, hay khóc lóc khó dỗ.
  • Từ tay có thể chảy dịch nhầy hoặc dịch mủ, lượng dịch ít hay nhiều tùy thuộc từng tình trạng bệnh.
Bé bị viêm tai giữa phải làm sao cho nhanh khỏi 2
Trẻ đau đớn, quấy khóc khi viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không?

Nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến chủ đề bé bị viêm tai giữa phải làm sao? Bởi căn bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Khi màng nhĩ bị chịu nhiều áp lực từ dịch nhầy trong tai, trẻ sẽ thấy căng tai và đau đớn. Những ảnh hưởng đến việc ăn chơi, nghỉ ngơi của bé có thể làm bé sụt cân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Viêm tai giữa kéo dài, tái đi tái lại có thể làm giảm sự tập trung, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu trong học tập. Tình trạng này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.

Nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng ở tai giữa có thể lan sang các cấu trúc mô mềm và xương xung quanh, có thể dẫn đến cả viêm mủ ở xương sọ rất nguy hiểm. Nếu để tình trạng này kéo dài, không chữa trị kịp thời và đúng cách, việc điều trị bệnh càng khó khăn hơn. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí có trường hợp viêm tai giữa làm tổn thương vĩnh viễn các cơ quan trong tai gây mất thính giác.

Bé bị viêm tai giữa phải làm sao cho nhanh khỏi 3
Viêm tai giữa ở trẻ cần được khám và điều trị kịp thời

Bé bị viêm tai giữa phải làm sao nhanh khỏi?

Việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em diễn ra càng sớm càng tốt vì sẽ giúp trẻ giảm đau đớn, hạn chế biến chứng, phục hồi nhanh chóng.

Cha mẹ đưa bé đi khám sớm

Bé bị viêm tai giữa phải làm sao? Ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu của viêm tai giữa như sốt nhẹ, hơi đau tai dù chưa chảy dịch, cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám nhi khoa. Các bác sĩ sẽ nội soi tai mũi họng để kiểm tra và xác định mức độ viêm, các vấn đề sức khỏe kèm theo để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bé.

Điều trị y tế cho trẻ viêm tai giữa

Trẻ em bị viêm tai giữa uống thuốc gì? Thông thường, các bác sĩ sẽ kê kháng sinh nếu bé bị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn. Bác sĩ cũng tư vấn dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen để trẻ cảm thấy dễ chịu, dễ ăn ngủ hơn. Tất cả các loại thuốc đều cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu sau khi áp dụng điều trị, các triệu chứng khó chịu không thuyên giảm trong 48 - 72 giờ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám lại. Nếu thấy trẻ sốt cao, đau tai dữ dội, có biểu hiện mất thăng bằng, chảy mủ tai, cha mẹ cũng cần đưa trẻ vào viện ngay lập tức.

Bé bị viêm tai giữa phải làm sao cho nhanh khỏi 4
Dùng bất cứ loại thuốc chữa viêm tai giữa nào cũng cần theo chỉ định của bác sĩ

Chăm sóc cho bé bị viêm tai giữa tại nhà

Tại nhà, cha mẹ cần vệ sinh tai cho trẻ cẩn thận, nhất là khi trẻ bị chảy dịch, chảy mủ tai. Cha mẹ dùng bông y tế thấm nước muối ẩm, lau nhẹ nhàng, không nên đưa vật nhọn vào trong tai bé để lau. Nếu bác sĩ kê thuốc nhỏ tai, hãy dùng thuốc đúng chỉ định, đủ liều, đủ thời gian. Bạn nên giữ không gian nghỉ ngơi, vui chơi của bé sạch sẽ, nấu những món trẻ thích, giữ môi trường ngủ yên tĩnh. Trẻ ăn ngon, ngủ ngon sẽ tăng đề kháng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Vì sao bệnh viêm tai giữa hay tái phát? Nguyên nhân không chỉ là do điều trị không dứt điểm và còn so sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Vì vậy, việc tăng đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày rất quan trọng. Việc tiêm phòng cúm và phế cầu cho trẻ đầy đủ cũng giúp giảm nguy cơ tái phát viêm tai giữa.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh viêm tai giữa thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bé bị viêm tai giữa phải làm sao đến đây có lẽ bạn đã biết. Tăng cường đề kháng, giữ gìn vệ sinh tai mũi họng, phát hiện và điều trị bệnh sớm chính là những cách để cha mẹ giúp bé hạn chế ảnh hưởng của bệnh cũng như hạn chế tái nhiễm. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin