Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ký sinh trùng vẫn luôn là mối đe dọa lớn cho sức khỏe của con người. Vậy bạn hiểu gì về bệnh ký sinh trùng? Trong bài viết sức khỏe bên dưới, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc một số bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam.
Đâu là căn bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam? Cần làm gì để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng hiệu quả? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong nội dung dưới đây.
Ký sinh trùng là một loại sinh vật sống ký sinh trên một sinh vật sống khác, được gọi là sinh vật chủ. Các loại sinh vật này sống phụ thuộc hoàn toàn vào sinh vật chủ để tồn tại, phát triển và sinh sôi. Chính vì thế mà ký sinh trùng hiếm khi giết chết sinh vật chủ song chính những sinh vật này có thể là nguồn lây lan bệnh tật.
Khác với động vật ăn thịt, ký sinh trùng thường nhỏ hơn rất nhiều so với sinh vật chủ song so về tốc độ sinh sản thì ký sinh trùng sinh sản nhanh hơn rất nhiều. Ký sinh trùng có thể tồn tại dưới dạng ký sinh nội sinh hoặc ngoại sinh, ký sinh trên da hoặc dưới da, ký sinh hoàn toàn hoặc ký sinh không hoàn toàn.
Về bản chất, ký sinh trùng không phải là bệnh lý song loài sinh vật này có khả năng truyền bệnh. Các loại ký sinh trùng khác nhau sẽ gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Các nhà khoa học đã chia ký sinh trùng ra thành 3 dạng chính đó là giun sán, động vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào) và sinh vật ngoại sinh (ngoại ký sinh).
Như đã trình bày phía trên, ký sinh trùng được chia thành 3 nhóm chính bao gồm nhóm giun sán, nhóm sinh vật đơn bào và nhóm ngoại ký sinh. Theo đó, các nhóm ký sinh trùng này sẽ gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Vậy đâu là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất tại Việt Nam?
Theo các chuyên gia, bệnh do giun sán là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam. Các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 70 - 80% dân số nước ta nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Dưới đây là một số bệnh ký sinh trùng phổ biến tại Việt Nam, bạn đọc có thể tham khảo:
Giun đũa sống trong ruột non của cơ thể người. Với số lượng nhiều, giun đũa có thể gây ra một số tình trạng như tắc ruột, tắc ống dẫn mật, tắc ống tụy, viêm ruột thừa do giun trưởng thành chui vào. Trẻ em có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng nếu trong ruột non tồn tại nhiều giun đũa.
Loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy trong phân. Giun móc hút máu người để sống đồng thời tiết ra chất chống đông máu gây chảy máu từ vết thương do miệng giun cắn vào trong ruột. Do đó, người nhiễm giun móc có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt.
Biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết khi mắc bệnh do giun kim là ngứa vùng hậu môn, ngứa nhiều về đêm. Bệnh chủ yếu lây lan do yếu tố vệ sinh cá nhân. Theo đó, những đối tượng sống và làm việc trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém, mật độ cư dân đông đúc có nguy cơ cao nhiễm phải loại ký sinh trùng này.
Sán lá gan ký sinh trong gan và trưởng thành trong ống mật, bao gồm 2 loại phổ biến đó là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. 2 loại sán lá gan này hoàn toàn khác nhau về hình dạng, cơ chế gây bệnh, biểu hiện lâm sàng… Người bệnh bị nhiễm sán lá gan lớn thường đau vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị còn với bệnh gây ra bởi sán lá gan nhỏ thì gan sưng to dần và gây đau bụng.
Amip thường xuất hiện nhiều ở vùng nhiệt đới, những nơi có mật độ cư dân cao và điều kiện vệ sinh kém. Amip có nhiều loại song Entamoeba histolytica là loại amip duy nhất ký sinh và gây bệnh ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, loại ký sinh trùng này sẽ ăn hồng cầu, gây ra các vết loét chủ yếu ở kết tràng sigma và manh tràng, vách ruột tróc ra từng mảng do đó mà người bệnh nhiễm amip thường đi ngoài có lẫn nhầy máu.
Bên cạnh bệnh ký sinh trùng do giun sán thì sốt rét cũng là một trong những căn bệnh ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam. Tác nhân chính gây ra căn bệnh này là ký sinh trùng Plasmodium. Ký sinh trùng này ký sinh trên vật chủ là muỗi. Khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng này đốt, ký sinh trùng sẽ vào máu, đến gan và phá huỷ tế bào gan, giải phóng ký sinh trùng non vào máu. Hậu quả là gây ra bệnh sốt rét.
Theo các chuyên gia, việc chủ động phòng ngừa bệnh ký sinh trùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát cũng như ngăn ngừa sự lây lan bệnh ký sinh trùng. Điều này bao gồm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường, sử dụng nước sạch và an toàn, chế độ ăn uống lành mạnh… Cụ thể, để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng, mỗi người cần:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề về bệnh ký sinh trùng mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến quý độc giả. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ giải đáp được ký sinh trùng là gì đồng thời nắm được một số bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...