Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người già thường bị chứng bệnh tê bì chân tay, có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc do các vấn đề về bệnh lý gây ra. Chính vì vậy, ta cần hiểu rõ tình trạng tê bì chân tay ở người già là bệnh gì, cũng như xác định được những dấu hiệu nhận biết để có phương pháp điều trị kịp thời.
Bệnh tê bì chân tay ở người già gây hạn chế trong việc vận động, cản trở các hoạt động bình thường của người bệnh. Thậm chí, bệnh lý này khiến người già có nguy cơ bị té ngã cao, bị chấn thương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.
Bệnh tê bì chân tay ở người già khiến người bệnh mất đi một số hoặc tất cả cảm giác ở phần bị ảnh hưởng của cơ thể. Người bệnh sẽ không cảm thấy gì khi bị chạm nhẹ, bị đau hoặc gặp nóng hay lạnh.
Người bệnh ngồi ở tư thế gây quá nhiều áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu có thể cảm thấy tê bì chân tay. Hơn thế nữa, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Trường hợp bị tê bì lâu dài hoặc cảm giác ngứa ran ở bàn chân và chân có thể do các bệnh như đái tháo đường, bệnh đa xơ cứng (MS), đau cơ xơ hóa hoặc bệnh động mạch ngoại biên gây ra.
Vị trí tê có thể ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường xảy ra nhất là ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân. Đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở toàn bộ chân, dưới đầu gối hoặc ở các vùng khác nhau trên bàn chân.
Tê bì chân tay có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe khác, chẳng hạn như dễ bị ngã hoặc bị nhiễm trùng hay đau.
Khi người già bị bệnh tê bì chân tay kéo dài hoặc mạn tính, đây luôn là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tê bì chân tay ở người già.
Người già có thói quen ngồi hoặc ngủ ở tư thế làm giảm lưu lượng máu ở tay chân hoặc gây áp lực lên dây thần kinh. Thói quen này kéo dài trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tê bì chân tay tạm thời.
Một số chấn thương ở thân, hông, cột sống, chân, bàn chân, mắt cá chân ở người già có thể gây ra áp lực lên dây thần kinh và khiến các bộ phận này bị tê bì.
Một số người già mắc bệnh tiểu đường thường gặp bệnh thần kinh do tiểu đường. Đây là biến chứng gây tổn thương thần kinh do tiểu đường và có thể gây tê bì, ngứa ran và đau ở tay và chân.
Người già thường bị đau lưng, chẳng hạn do thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép các dây thần kinh đi đến chân tay, dẫn đến tình trạng tê bì hoặc làm rối loạn cảm giác ở bàn tay và bàn chân.
Bên cạnh đó, bệnh đau dây thần kinh tọa ở người già có thể gây tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, tay hoặc bàn chân, chân.
Khoảng hẹp ở mặt trong của mắt cá chân gọi là đường hầm cổ chân. Khi một dây thần kinh chạy xuống mặt sau của chân và chạy dọc theo mặt trong của mắt cá chân làm bàn chân bị ép, nén hoặc bị tổn thương gây nên hội chứng đường hầm cổ chân. Người bệnh cảm thấy tê, ngứa ran, rát và đau nhức ở gót chân, mắt cá chân, và bàn chân.
Bệnh động mạch ngoại biên làm thu hẹp các động mạch máu ngoại vi ở tay, chân và dạ dày, làm giảm lượng máu mà động mạch có thể bơm và giảm lưu lượng máu. Bệnh này cũng thường ảnh hưởng đến chân.
Người bệnh đang đi bộ hoặc lên cầu thang sẽ bị đau và chuột rút ở chân và hông, một số người cũng bị tê và yếu chân.
Sau vài phút nghỉ ngơi, các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên thường biến mất.
Các khối u, áp xe, u nang và các khối lành tính (không phải ung thư) có thể gây áp lực lên tủy sống, não hoặc bất kỳ phần nào của bàn chân và chân, làm hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân, từ đó gây tê.
Rượu có các chất độc có thể gây tổn thương dây thần kinh có liên quan đến tình trạng tê, đặc biệt là ở bàn chân.
Uống rượu quá nhiều cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh gây tê, có liên quan đến việc giảm mức độ vitamin nhóm B, chẳng hạn như vitamin B1, vitamin B9 và vitamin B12.
Đau cơ xơ hóa là tình trạng gây ra các cơn đau, nhức kéo dài và căng cơ thể lan rộng. Một số người già bị đau cơ xơ hóa cũng bị ngứa ran và tê ở bàn tay và bàn chân.
Những người già bị bệnh đa xơ cứng (MS) làm tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể gây tê ở một phần nhỏ của cơ thể hoặc toàn bộ chi.
Đột quỵ hoặc đột quỵ nhỏ có thể khiến não bị tổn thương và ảnh hưởng đến cách trí não xử lý các tín hiệu thần kinh. Tình trạng này đôi khi có thể gây tê tạm thời hoặc lâu dài ở các bộ phận của cơ thể.
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh tê bì chân tay ở người già. Việc điều trị sẽ tùy vào nguyên nhân cơ bản. Với các tổn thương dây thần kinh lâu dài, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân điều trị bằng các loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm, gabapentin hoặc corticosteroid và pregabalin (nếu bạn bị đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng hoặc bệnh thần kinh do tiểu đường).
Người già bị tê bì chân tay có thể xoa bóp vùng bị ảnh hưởng để cải thiện lưu lượng máu bằng cách chườm đá hoặc dùng túi chườm ấm lên vùng da tay, chân bị tê bì trong 15 phút.
Để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay ở người già, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu lượng máu và nâng cao sức khỏe. Người già cần được nghỉ ngơi nhiều và nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, không nên uống quá nhiều rượu.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số liệu pháp như xoa bóp hoặc châm cứu, cũng có thể hiệu quả. Nếu tình trạng tê bì chân tay là do thiếu vitamin, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc bổ sung vitamin.
Tóm lại, bệnh tê bì chân tay ở người già khiến việc di chuyển và hoạt động khó khăn nên ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do bệnh lý, người bệnh nên điều trị sớm để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Tê bì chân tay nên ăn gì và kiêng gì?
Một số cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn, hiệu quả
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.