Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không?

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ

Các vị trí thường dễ bị của thoái hóa khớp là gối, háng và cổ chân đang dần trở nên phổ biến. Nếu không được điều trị sớm thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường. Liệu rằng thoái hóa khớp có chữa được không?

Dường như tình trạng thoái hóa xương khớp không còn giới hạn ở người cao tuổi, mà ngày nay tỷ lệ người trẻ bị mắc phải tình trạng này cũng đang ngày càng gia tăng. Thoái hóa khớp không chỉ gây ra những cơn đau đớn và co cứng khớp, mà còn hạn chế khả năng vận động và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác trong trường hợp không được can thiệp kịp thời. Vậy thì thoái hóa khớp có chữa được không?

Thế nào là bị thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là một quá trình tự nhiên của lão hóa theo thời gian. Tương tự như tóc bạc hay da đồi mồi, đây là biểu hiện của sự thay đổi vận động trong cơ thể khiến khớp trở nên yếu dần. Quá trình thoái hóa khớp bắt đầu với sự hủy hoại của sụn khớp, sau đó tiến triển đến việc bong tróc các bề mặt khớp và tạo ra các vùng loét sụn, khiến sụn bị mòn hết đến tận lớp xương dưới.

Thoái hóa khớp là gì? Thoái hóa khớp có chữa được không 1
Thoái hóa khớp là một quá trình tự nhiên của lão hóa theo thời gian

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Trong đó có một vài nguyên nhân phổ biến sau:

  • Tuổi tác: Quá trình thoái hóa khớp thường gia tăng khi độ tuổi tăng cao.
  • Di truyền: Các mã gen bị hư hỏng sẽ làm cho sụn khớp yếu ớt hơn, thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp.
  • Thừa cân và béo phì: Áp lực sẽ gia tăng lên khớp do tình trạng thừa cân béo phì, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Chấn thương: Những chấn thương từ tai nạn hoặc hoạt động thể thao cũng có khả năng gây tổn thương trực tiếp đến sụn khớp, khiến quá trình thoái hóa nhanh chóng tiến triển hơn.
  • Bệnh liên quan cơ xương khớp: Các bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, loãng xương,... cũng là một yếu tố gây tổn hại đến khớp và thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Thoái hóa khớp có chữa được không?

Thoái hóa xương khớp là một căn bệnh mãn tính, không thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể ứng phó bằng cách ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa, giảm bớt cơn đau qua việc đi khám chuyên khoa cơ xương khớp sớm.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích tiền sử bệnh lý, thực hiện khám lâm sàng vùng khớp, và kết hợp với các kết quả chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT scan, MRI để phát hiện các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa như tình trạng hẹp khe khớp, việc tạo thành gai xương rìa khớp (như gai mâm chày hay gai cột sống). Từ những thông tin này, bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị có hiệu quả.

Thoái hóa khớp là gì? Thoái hóa khớp có chữa được không 2
Thoái hóa khớp có chữa được không? Đây là bệnh mãn tính, không thể chữa trị dứt điểm

Thoái hóa xương khớp uống thuốc gì?

Thoái hóa khớp có thể được điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống thoái hóa, giảm đau, thuốc hỗ trợ và nâng cao sức bền của khớp cho bạn. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Paracetamol: Một loại thuốc giảm đau và hạ sốt thường được sử dụng để giảm đau và làm giảm sự khó chịu.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Gồm các thuốc như ibuprofen, diclofenac và naproxen. Chúng giúp giảm viêm và đau, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp.
  • Chất ức chế COX-II: Bao gồm các loại thuốc như celecoxib và etoricoxib. Chúng giúp giảm viêm và đau một cách hiệu quả hơn, đặc biệt ở người có nguy cơ cao về vấn đề tiêu hóa.
  • Thuốc tiêm khớp chứa Corticoid: Được sử dụng để giảm viêm và đau ở vùng khớp cụ thể. Tuy nhiên, cần chú ý đến việc sử dụng chính xác và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù các loại thuốc này có thể giúp giảm đau một cách nhanh chóng, nhưng cũng mang theo những rủi ro không đáng bị lơ là. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc tiêm khớp chứa Corticoid. Nếu không tuân thủ liều lượng và chỉ dùng một cách tự ý, có thể gây ra các vấn đề như nhiễm khuẩn ở vùng khớp, tình trạng bầm da, tăng huyết áp, suy thận và thậm chí làm gia tăng quá trình thoái hóa khớp, trong một tình huống nghiêm trọng, có thể gây bại liệt.

Thoái hóa khớp là gì? Thoái hóa khớp có chữa được không 3
Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ

Vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau xương khớp cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng để đảm bảo sự an toàn và ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe.

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Để phòng ngừa thoái hóa khớp, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức mạnh cơ bắp và khớp, giúp duy trì tính linh hoạt và hỗ trợ khớp.
  • Sử dụng thiết bị bảo vệ hoặc kỹ thuật đúng cách để tránh chấn thương khi tham gia hoạt động thể thao.
  • Xây dựng thực đơn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.
  • Stress có thể ảnh hưởng tiêu biểu đến tình trạng khớp. Bạn nên thử áp dụng các kỹ thuật giảm stress như yoga, thiền,...
  • Kiểm soát các bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc bất kỳ bệnh cơ xương khớp khác giúp ngăn chặn tình trạng thoái hóa.

Tóm lại, thoái hóa khớp có chữa được không? Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu bạn điều trị tích cực thì có thể làm chậm lại quá trình lão hóa khớp, cải thiện các triệu chứng và duy trì được việc sinh hoạt như bình thường. Tuy rằng không đe dọa đến tính mạng, nhưng thoái hóa khớp lại gây ra nhiều phiền toái trong việc sinh hoạt và vận động hàng ngày của người bệnh. Bởi vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa thoái hóa khớp ngay từ khi còn trẻ.

Xem thêm: Bị thoái hóa khớp ăn gì để cải thiện bệnh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin