Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh viêm màng não có lây không? Lây qua còn đường nào?

Ngày 11/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm màng não là bệnh xảy ra khi lớp màng bao bọc quanh não và tủy sống bị nhiễm trùng. Đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nặng và cướp đi tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm màng não có lây không?

Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm gây ra. Ai trong chúng ta cũng biết đây là căn bệnh có thể mang đến những biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết viêm màng não có lây không và con đường lây truyền thế nào?

Viêm màng não là bệnh gì?

Bao bọc quanh não và tủy sống có một lớp màng gọi là màng não. Trong số các bệnh lý về thần kinh, bệnh lý về màng não chiếm một tỷ lệ khá lớn. Một trong số đó là bệnh viêm màng não. Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở lớp màng não do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây ra.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ bị viêm màng não cao nhất. Đây là bệnh khó phát hiện sớm nhưng lại có mức độ nguy hiểm cao và tiến triển nhanh. Theo thống kê, có từ 30% - 50% bệnh nhi sau khi điều trị mắc các biến chứng nặng như động kinh, mù, liệt, trí tuệ chậm phát triển, điếc,... Nếu được phát hiện và điều trị chậm trễ, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm màng não ở trẻ em có thể từ 20% đến 50%.

viem-mang-nao-co-lay-khong-1.jpg
Bệnh viêm màng não có các triệu chứng xuất hiện bất ngờ, diễn tiến nhanh

Viêm màng não có lây không?

Bệnh viêm màng não có lây không? Theo các bác sĩ, đây là bệnh có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Trong đó, 5 tác nhân chính gây viêm màng não phổ biến là vi khuẩn, virus, nhiễm trùng, ký sinh trùng, nấm,… Khả năng lây nhiễm của từng loại cụ thể như sau:

Bệnh viêm màng não do nấm

Loại nấm gây bệnh viêm màng não chủ yếu là Cryptococcus. Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân ung thư, người bị HIV/AIDS đẽ bị nấm Cryptococcus tấn công gây bệnh. Tuy nhiên, đây là thể viêm màng não hiếm gặp và không có khả năng lây từ người sang người.

Viêm màng não do ký sinh trùng

Ký sinh trùng gây bệnh viêm màng não là Naegleria fowleri - một loại amip siêu nhỏ có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường mũi. Loại ký sinh trùng này tồn tại nhiều trong các nguồn nước ô nhiễm. Viêm màng não do ký sinh trùng cũng không phổ biến và không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.

Viêm màng não do nhiễm trùng

Viêm màng não do nhiễm trùng thường xảy ra sau khi người bệnh gặp chấn thương ở đầu. Đây cũng có thể là biến chứng sau phẫu thuật hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc ức chế miễn dịch dùng cho bệnh nhân bị ung thư, lupus ban đỏ,... Bệnh viêm màng não do nhiễm trùng xuất phát từ chấn thương là chủ yếu, không đến từ các yếu tố truyền nhiễm nên không lây nhiễm.

viem-mang-nao-co-lay-khong-2.jpg
Viêm màng não có lây không còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não do vi khuẩn là thể nghiêm trọng nhất trong các thể viêm màng não. Bệnh khó phát hiện, các triệu chứng diễn tiến nghiệm trọng và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng lớn. Các loại vi khuẩn gây viêm màng não chủ yếu gồm: Não mô cầu khuẩn Neisseria meningitidis, vi khuẩn Haemophilus influenzae (Hib) và phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae. Những loại vi khuẩn này tồn tại được rất lâu ngoài môi trường nên khả năng lây nhiễm cao. Cũng vì thế mà bệnh viêm màng não do vi khuẩn dễ bùng phát thành dịch ở những nơi tập trung đông người.

Bệnh viêm màng não do virus

Bệnh viêm màng não có lây không nếu là thể viêm màng não do virus? Câu trả lời là có. Virus gây bệnh viêm màng não phổ biến nhất là Enterovirus và Arbovirus. Virus Enterovirus có thể lây từ người bệnh sang người lành qua dịch tiết hô hấp, nước bọt, chất thải. Còn virus Arbovirus lây từ người bệnh sang người lành qua đường muỗi đốt. Viêm màng não do virus là thể phổ biến nhất, nhưng lại ít nguy hiểm và ít biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng nhất. Bệnh thường bùng phát đỉnh điểm vào mùa hè và đầu mùa thu.

Bệnh viêm màng não và con đường lây nhiễm

Bệnh viêm màng não có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua nhiều con đường khác nhau như:

  • Đường hô hấp: Các vi trùng và siêu vi trùng gây bệnh viêm màng não tồn tại trong dịch tiết đường hô hấp của người bệnh. Nếu người khỏe mạnh hít phải dịch này khi tiếp xúc gần lúc người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện,… cũng có thể dễ dàng bị vi trùng và virus gây viêm màng não xâm nhập. Tuy nhiên, bệnh viêm màng não lây trực tiếp từ người sang người ít khi xảy ra.
  • Lây qua tiếp xúc da và vật dụng sinh hoạt: Vi trùng và virus gây bệnh có thể bám vào tay người bệnh, sau đó tồn tại trên da, trên các vật dụng mà họ sử dụng. Người khỏe mạnh nếu có tiếp xúc da hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh cũng có thể bị lây viêm màng não.
  • Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây viêm màng não có tên Neisseria meningitidis còn có khả năng lây truyền bệnh chỉ qua tiếp xúc gần và tiếp xúc kéo dài.
  • Nguồn thực phẩm bị ô nhiễm: Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não có tên Neisseria meningitidis tồn tại trong cổ họng của khoảng 10 - 20% dân số thế giới. Ở những nơi vệ sinh phòng bệnh kém, khí hậu khắc nghiệt tỷ lệ lây truyền bệnh sẽ cao hơn.
viem-mang-nao-co-lay-khong-3.jpg
Tác nhân gây viêm màng não có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau

Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, những triệu chứng ban đầu sẽ khởi phát sau 2 - 10 ngày. Người bệnh có thể bị sốt cao đột ngột, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội hoặc một số phản ứng bất thường ở da. Trường hợp nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê. Đặc biệt, viêm màng não do virus rất khó phát hiện vì triệu chứng rất giống ở cảm cúm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong, hoặc để lại di chứng thần kinh, vận động, bại não, động kinh.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm màng não thế nào?

Viêm màng não có lây không và con đường lây nhiễm thế nào đến đây bạn đã có câu trả lời. Và dưới đây là những cách giúp mỗi cá nhân trong xã hội tự phòng bệnh viêm màng não:

  • Với trẻ em, cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi mắc viêm màng não rất cao. Vì vậy, trẻ em nên được bố mẹ cho tiêm phòng đủ số mũi và đúng lịch theo hướng dẫn của nhân viên tiêm chủng.
  • Vào thời điểm dịch bùng phát hoặc tại những nơi xuất hiện ổ dịch, mọi người nên tránh tập trung đông người. Ngoài ra cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ở để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
  • Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Vào mùa dịch bùng phát cần có thói quen súc miệng và họng bằng nước muối hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Nếu thấy có dấu hiệu của bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh, chúng ta không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đến khám chữa tại cơ sở y tế. Người bệnh hoặc người nghi ngờ bị bệnh cần được cách ly để tránh làm lây bệnh cho những người xung quanh.
viem-mang-nao-co-lay-khong-4.jpg
Tiêm phòng là cách phòng bệnh viêm màng não tốt nhất cho trẻ em

Qua những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã tự giải đáp được thắc mắc viêm màng não có lây không. Các tác nhân gây bệnh luôn tồn tại trong môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, tiêm viêm màng não và chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và bùng phát bệnh thành dịch trong cộng đồng.

Xem thêm:

Tiêm mũi 2 viêm não nhật bản sau 1 tháng có sao không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm