Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng đã tiêu hao trong cả ngày dài. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, sức khỏe suy giảm. Để điều trị mất ngủ trước tiên bạn cần biết bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu phản ánh cơ thể đang gặp tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Khi thiếu ngủ kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lừ đừ và thiếu năng lượng, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày. Vậy nguyên nhân bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
Trung bình, một người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm, nhưng con số này có thể dao động từ 4 đến 11 giờ tùy thuộc thể trạng của mỗi người. Để có một giấc ngủ chất lượng, không chỉ cần ngủ đủ giờ mà còn phải ngủ sâu và cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo khi thức dậy. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác.
Mất ngủ có nhiều dạng khác nhau, bao gồm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, và thức dậy nhiều lần trong đêm. Những vấn đề này có thể dẫn đến giấc ngủ không hiệu quả, gây ra mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Việc mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thiếu ngủ có thể gây ra tăng cân, suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, và các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, mất ngủ còn ảnh hưởng đến giảm khả năng tập trung và hiệu suất làm việc, gây ra những sai sót và tai nạn không đáng có.
Bệnh mất ngủ kéo dài có nhiều biểu hiện khác nhau trên lâm sàng, tùy theo từng đối tượng. Tuy nhiên có những dấu hiệu phổ biến như sau:
Khó ngủ: Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh mất ngủ. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ, dù đã nằm trên giường và cố gắng thư giãn.
Khó duy trì giấc ngủ: Một dấu hiệu khác của mất ngủ là khả năng duy trì giấc ngủ bị gián đoạn. Người bệnh thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và gặp khó khăn trong việc ngủ lại. Các lần tỉnh giấc này có thể ngắn nhưng lại lặp đi lặp lại, khiến giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn và ngủ không sâu giấc.
Thức dậy sớm: Một số người mắc bệnh mất ngủ có thể thức dậy quá sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại được.
Thấy mệt sau khi thức dậy: Mặc dù có thể đã ngủ đủ số giờ cần thiết, người mắc bệnh mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi và thiếu tỉnh táo sau khi thức dậy.
Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại: Người bệnh thường xuyên tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
Bị mất ngủ thường xuyên là tình trạng khó ngủ kéo dài mà không phải do các nguyên nhân thông thường gây ra. Nếu bạn gặp phải tình trạng mất ngủ liên tục mà không thể khắc phục bằng các biện pháp thư giãn, có thể bạn đang bị mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân của mất ngủ mãn tính thường liên quan đến các vấn đề về sức khỏe hoặc một số bệnh lý cụ thể.
Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính là các bệnh dị ứng. Các chất gây dị ứng trong không khí có thể làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi. Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện vào ban ngày mà còn kéo dài đến ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài.
Viêm khớp cũng là một nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ. Những người bị viêm khớp thường gặp khó khăn khi ngủ do đau đớn và lo lắng. Viêm khớp và giấc ngủ tạo ra một vòng luẩn quẩn: viêm khớp gây ra đau và lo lắng, khiến người bệnh khó ngủ, trong khi việc thiếu ngủ lại làm tăng các triệu chứng viêm khớp và đau đớn.
Bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi, cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Những bệnh này thường gây ra các triệu chứng khó chịu vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và khiến người bệnh khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc.
Các vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt là tuyến giáp hoạt động quá mức, có thể gây mất ngủ. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, các chức năng trao đổi chất của cơ thể tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, làm cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân khác gây mất ngủ, đặc biệt ở những người trong độ tuổi từ 45 đến 64. Triệu chứng của bệnh bao gồm ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống, cùng với các triệu chứng khác như viêm nướu, đau họng, ợ hơi và hôi miệng. Những triệu chứng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính.
Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Độ tuổi trung bình của phụ nữ mãn kinh là khoảng 50 tuổi, và sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này có thể khiến họ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Ngoài ra, mất ngủ mãn tính còn liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu và các chất dạng thuốc phiện), tâm thần phân liệt, và sa sút trí tuệ. Các bệnh lý này thường gây ra những thay đổi về tâm lý và sinh lý, làm gián đoạn giấc ngủ và dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài.
Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính. Chẳng hạn, ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, và chứng hoảng sợ trong giấc ngủ đều là những rối loạn giấc ngủ có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì? Bị mất ngủ thường xuyên có thể là biểu hiện của mất ngủ mãn tính. Các bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thay đổi nội tiết tố, và các bệnh lý tâm thần đều có thể gây ra mất ngủ kéo dài. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.