Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra với các triệu chứng nổi bật như sốt, phát ban và mụn nước ngứa ngáy trên khắp cơ thể. Khi mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bị thủy đậu có được ăn đậu phụ không? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Bị thủy đậu có được ăn đậu phụ không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về bệnh thủy đậu giúp bạn giải đáp thắc của mình.
Bệnh thủy đậu diễn biến qua bốn giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có đặc điểm và triệu chứng riêng như sau:
Giai đoạn ủ bệnh của thủy đậu thường kéo dài từ 10 đến 21 ngày tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng miễn dịch của người bệnh. Trong giai đoạn này, virus bắt đầu xâm nhập, nhân lên và lan tỏa trong cơ thể nhưng không gây ra triệu chứng điển hình.
Một số người có thể gặp các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ (khoảng 38°C), mệt mỏi, đau đầu và chán ăn nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân không có dấu hiệu rõ ràng trong thời gian ủ bệnh, khiến bệnh khó phát hiện.
Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 - 2 ngày, đánh dấu sự xuất hiện các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, kèm theo các nốt ban đỏ nhỏ, có đường kính vài milimet. Ban đầu, ban xuất hiện chủ yếu ở các vùng như lưng, ngực và bụng sau đó lan dần ra toàn thân. Một số bệnh nhân còn có thể sưng hạch sau tai hoặc gặp tình trạng viêm họng nhẹ.
Giai đoạn toàn phát là thời điểm các triệu chứng của thủy đậu biểu hiện rõ rệt nhất, kéo dài từ 2 - 4 ngày. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ và buồn nôn. Các nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước phồng rộp, chứa dịch trong suốt, có đường kính từ 1 - 3 mm, sau đó dần chuyển thành dịch đục khi bị nhiễm trùng.
Sau 7 - 10 ngày từ khi phát bệnh, các mụn nước bắt đầu khô lại, đóng vảy và bong ra, báo hiệu giai đoạn hồi phục. Việc chăm sóc vệ sinh đúng cách cho các vết mụn trong giai đoạn này là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát và giảm nguy cơ để lại sẹo rỗ trên da. Sử dụng thuốc trị sẹo và các sản phẩm dưỡng da có thể giúp hạn chế các vết thâm, sẹo sau khi lành.
Hiểu rõ các giai đoạn, triệu chứng của bệnh giúp người bệnh phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị kịp thời, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và lây lan trong cộng đồng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân mắc thủy đậu. Một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm chậm quá trình lành vết thương hoặc gây khó chịu cho bệnh nhân trong thời gian mắc bệnh. Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên tránh khi mắc thủy đậu:
Các loại hải sản như tôm, cua, cá, cũng như thịt gà, thịt bò có thể gây kích ứng da, khiến vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo xấu. Do các loại thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng viêm và kích thích da, người mắc thủy đậu nên hạn chế tiêu thụ cho đến khi vết thương hoàn toàn hồi phục.
Các gia vị cay nóng như gừng, hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, mù tạt, cà ri và một số loại thịt có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thịt bò cũng như trái cây có tính nóng như vải, long nhãn, mận, xoài và các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ đều có thể làm nóng cơ thể. Chúng kích thích da tiết mồ hôi nhiều hơn, gây ngứa ngáy, khó chịu và có thể làm tổn thương thêm vùng da bị bệnh, kéo dài thời gian hồi phục.
Các loại thực phẩm mặn, chế biến kho nhiều muối, có thể làm tăng tình trạng mất nước và khiến da trở nên khô, ngứa ngáy. Khi mất nước, da dễ tổn thương, viêm nhiễm hơn, làm chậm quá trình lành và có thể tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát.
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể kích thích tăng tiết dịch nhờn trên da, làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm tại các nốt mụn nước của bệnh thủy đậu. Điều này có thể làm chậm quá trình khô và bong vảy của mụn nước, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Người mắc bệnh thủy đậu nên hạn chế các thực phẩm gây kích ứng như các thực phẩm trên. Thay vào đó, một chế độ ăn uống lành mạnh nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại rau xanh đậm như rau bina, cải bó xôi và bông cải xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A và C, hỗ trợ quá trình hồi phục. Trái cây giàu vitamin C như cam, dâu tây, kiwi có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Đậu phụ là thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hoàn toàn phù hợp cho người mắc bệnh thủy đậu. Được làm từ đậu nành, đậu phụ cung cấp một nguồn protein thực vật dễ tiêu hóa cùng với nhiều dưỡng chất thiết yếu như axit amin, canxi, chất béo không bão hòa và isoflavone.
Trong giai đoạn mắc thủy đậu, việc cung cấp đủ dưỡng chất và các hợp chất chống viêm là cần thiết để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm trên da và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Đậu phụ với đặc tính thanh mát và không gây kích ứng, không chỉ giúp bổ sung protein mà còn có tác dụng hồi hỗ trợ quá trình phục hồi cho người mắc thủy đậu.
Với những thông tin trên, câu trả lời cho câu hỏi “Bị thủy đậu có được ăn đậu phụ không?” là người bệnh có thể ăn đậu phụ. Để tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng, đậu phụ nên được chế biến ở dạng luộc, hấp hoặc nấu canh với các loại rau củ ít kích ứng.
Ngoài ra, nên tránh các phương pháp chiên, xào với nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da và khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cần trao đổi ý kiến với bác sĩ điều trị để đảm bảo chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi: “Bị thủy đậu có được ăn đậu phụ không?”. Tóm lại, đậu phụ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, không gây kích ứng, do đó hoàn toàn phù hợp cho người mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, cần chế biến đậu phụ một cách phù hợp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và tránh các yếu tố có thể làm tăng triệu chứng của bệnh. Hy vọng bài viết cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.