Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn bị sỏi thận, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh nhân sỏi thận phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Nếu ăn kiêng quá khắt khe sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uống, thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy cùng tham khảo bữa sáng cho người sỏi thận, những thực phẩm nên ăn và nên tránh để tốt cho sức khỏe nhé!
Quá trình hình thành sỏi thận do nhiều yếu tố gây ra chứ không do thừa canxi. Nhiều người ăn kiêng khắt khe nhưng vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng không bị sỏi thận. Thực đơn của người bị sỏi thận phụ thuộc vào tình trạng sỏi, sức khỏe của người bệnh. Trong đó, hạn chế thực phẩm giàu oxalat là lời khuyên khi điều trị và phòng ngừa sỏi thận.
Theo nghiên cứu, các bệnh nhân bị sỏi thận thường có chế độ ăn uống không lành mạnh, uống ít nước, ăn thực phẩm chứa nhiều axit uric, axit oxalic,… Do đó, để điều trị và cải thiện bệnh sỏi thận, cần tuân theo các nguyên tắc ăn uống như sau:
Món trứng kết hợp với rau sẽ là bữa sáng dành cho người sỏi thận vì có hàm lượng oxalate thấp, nhiều chất xơ. Nếu vẫn đói, bạn có thể ăn thêm các loại trái cây như táo, lê, dứa hoặc dâu tây.
Nguyên liệu: 1/2 củ hành tây, 1/2 quả ớt chuông và 2 quả trứng.
Cách làm:
Để đảm bảo người bị sỏi thận có đủ chất xơ và canxi, ngũ cốc kết hợp với sữa và một số loại quả mọng như việt quất hoặc dâu tây sẽ là bữa sáng bổ dưỡng và tốt cho người bị sỏi thận. Chú ý lựa chọn ngũ cốc ít oxalate của một số thương hiệu uy tín và chất lượng.
Nguyên liệu: 1 ly ngũ cốc, 1/2 ly sữa tươi, 1/2 ly quả việt quất hoặc dâu tây.
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu là có thể thưởng thức.
Nguyên liệu: 1/2 ly yến mạch ăn liền, 1/2 ly sữa tươi, 1/3 ly sữa chua, 1 muỗng hạt lanh, 1/2 muỗng vani, 2 muỗng mật ong, 2 muỗng quả nam việt quất, 2 muỗng óc chó.
Cách làm: Cho lần lượt các nguyên liệu yến mạch, sữa chua, óc chó, vani, mật ong, việt quất, hạt lanh vào hộp và cho vào tủ lạnh qua đêm. Trước khi ăn chỉ cần trộn đều các nguyên liệu, rất đơn giản và nhanh chóng cho những ai quá bận rộn.
Lưu ý bạn có thể thay đổi các loại hạt, trái cây khác nhau để đa dạng cho mỗi bữa ăn, nhưng chỉ nên chọn những loại hạt có hàm lượng oxalat thấp.
Công thức bữa sáng chắc hẳn đã quen thuộc với nhiều người. Nhưng cẩn thận khi chọn nguyên liệu, chọn sữa chua ít hoặc không đường. Tạo ngọt bằng các loại trái cây ít oxalate như dâu tây, việt quất, dứa, đào, lê, nho, chuối. Cuối cùng, thêm granola ít đường, không có hạnh nhân.
Nguyên liệu cần có: 1 ly granola, 3/4 ly sữa chua, 1/2 chén dâu tây.
Cách làm: Trộn các nguyên liệu trên để thưởng thức.
Một quả trứng luộc hầu như không có oxalat. Vì vậy, đây là một thực đơn bữa sáng cho người sỏi thận lý tưởng. Bạn có thể kết hợp với bánh mì hoặc các loại trái cây có hàm lượng oxalate thấp.
Một sai lầm trong điều trị sỏi thận là hạn chế canxi vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu loại bỏ hẳn canxi thì không làm hạn chế sự phát triển của bệnh mà tăng nguy cơ loãng xương, đồng thời cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, làm tăng khả năng bị sỏi thận. Do đó, vẫn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa canxi vào thực đơn hàng ngày với lượng phù hợp từ phô mai, các loại hạt, sữa chua,…
Bổ sung các loại vitamin A, B6, D trong quá trình điều trị sỏi thận. Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi, vitamin B6 có thể làm giảm sự hình thành oxalat, vitamin A có tác dụng điều hòa hệ bài tiết nước tiểu và hạn chế hình thành sỏi thận.
Các loại vitamin này có thể bổ sung thông qua các thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá biển, sữa, các loại rau củ, khoai lang, các loại hạt, trái cây, gạo nguyên cám,...
Cam, quýt, bưởi, chanh,... là những thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt chứa hàm lượng lớn citrate, giúp hòa tan một số thành phần hình thành sỏi thận. Do đó, việc bổ sung các loại trái cây này vào chế độ ăn của người bị sỏi thận là cần thiết.
Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn, có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Do đó, việc bổ sung chất xơ thường xuyên sẽ giúp người bệnh hạn chế hình thành sỏi.
Uống nhiều nước mỗi ngày rất quan trọng đối với người bị sỏi thận. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên uống trên 2.5 lít nước mỗi ngày để kích thích bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn, hạn chế khả năng tích tụ sỏi thận. Bệnh nhân có thể uống nhiều loại đồ uống khác nhau như nước ép trái cây, nước canh, súp.
Nồng độ oxalate cao là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều oxalat như củ cải đường, rau bina,… để giảm hình thành sỏi thận.
Chế độ ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân chính hình thành các gốc oxalat trong cơ thể, dẫn đến hình thành sỏi thận và gây hại cho chức năng thận. Vì vậy, việc hạn chế lượng muối trong mỗi bữa ăn là vô cùng quan trọng với bệnh nhân sỏi thận.
Đường hay thực phẩm chứa nhiều fructose và sucrose làm tăng nguy cơ sỏi thận và bệnh tiểu đường. Đặc biệt, socola còn có khả năng làm tăng gốc oxalat nên người bệnh cần lưu ý hạn chế tối đa các loại thực phẩm này.
Protein có khả năng tích tụ axit uric trong máu và có thể khiến các tinh thể urat tích tụ trong thận, hình thành sỏi thận. Do đó, người bệnh nên hạn chế lượng protein trong chế độ ăn uống, đặc biệt là thịt đỏ.
Thức ăn nhanh, dầu mỡ chứa nhiều đạm, nhiều muối, chất béo ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của thận và có thể gây nguy cơ mắc các bệnh khác như béo phì, tiểu đường,... Đối với bệnh nhân sỏi thận, nên hạn chế tối đa những thực phẩm này và ưu tiên các phương pháp chế biến như luộc, hấp.
Nồng độ kali trong máu cao sẽ gây áp lực nhiều hơn cho thận, làm suy yếu khả năng bài tiết của thận và lâu dần dẫn đến hình thành sỏi và cản trở quá trình đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Do đó, hãy tránh các loại thực phẩm giàu kali như khoai tây, chuối, bơ,...
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị sỏi thận có hiệu quả. Vì vậy, với những gợi ý về bữa sáng cho người sỏi thận, những thực phẩm nên và không nên ăn, hy vọng giúp người bệnh nắm được những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản, đồng thời hạn chế lượng thực phẩm không tốt trong chế độ ăn để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
Xem thêm:
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Medlatec.vn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.