Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại insulin điều trị bệnh tiểu đường và gợi ý cách sử dụng hiệu quả

Ngày 25/08/2023
Kích thước chữ

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hormone insulin bị thiếu hụt do khả năng chuyển hóa kém, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc bổ sung các loại insulin được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Vậy sử dụng các loại insulin như thế nào để việc điều trị tiểu đường đúng cách?

Các loại insulin được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường khi cơ thể xảy ra sự thiếu hụt hormone quan trọng này. Điều này dẫn đến việc kiểm soát đường huyết trong mức bình thường trở nên khó khăn hơn. Vậy liệu rằng đó là những loại hormone nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp thắc mắc nhé!

Các loại insulin được sử dụng điều trị bệnh tiểu đường

Insulin là loại hormone peptide được sản xuất bởi các tế bào beta tuyến tụy. Loại hormone này có chức năng điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ máu vào tế bào gan, mỡ và cơ xương. Khi bệnh nhân mắc phải bệnh đái tháo đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc do các thể bào của cơ thể không phản ứng một cách bình thường với insulin mà tuyến tụy sản xuất. Chính vì vậy việc bổ sung insulin hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng.

Các loại insulin điều trị bệnh tiểu đường và gợi ý cách sử dụng hiệu quả 1
Insulin là một loại thuốc có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

Có nhiều loại insulin khác nhau được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, được chia thành các nhóm dựa trên tốc độ hoạt động và thời gian tồn tại trong cơ thể như sau:

Insulin phản ứng nhanh (Rapid - Acting insulin)

Insulin phản ứng nhanh là loại hormone có tác dụng tức thì. Loại Insulin này đảm bảo lượng lớn insulin cung cấp cho cơ thể trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút. Chúng thường được sử dụng trước bữa ăn để kiểm soát đường huyết sau khi ăn. Các loại insulin phản ứng nhanh bao gồm: Insulin aspart, insulin lispro, insulin glulisine.

Insulin phản ứng chậm (Intermediate - acting insulin)

Loại insulin này có thời gian tác động trung bình hơn so với insulin nhanh (fast - acting insulin) nhưng cũng ngắn hơn so với insulin dài hạn (long - acting insulin). Intermediate - acting insulin thường được sử dụng để kiểm soát mức đường huyết ở giữa các bữa ăn và qua đêm. Thời gian bắt đầu tác động của insulin này thường là khoảng 1 - 2 giờ sau khi tiêm, đạt đỉnh tác động sau khoảng 4 - 8 giờ và có thể duy trì tác động trong khoảng 12 - 18 giờ. Do đó, insulin phản ứng chậm thường được tiêm ít nhất mỗi ngày một lần để duy trì mức đường huyết ổn định.

Các loại insulin phản ứng chậm phổ biến bao gồm insulin NPH (Neutral Protamine Hagedorn) và insulin định hình. Các loại insulin này thường được kết hợp với insulin nhanh hoặc insulin siêu nhanh để kiểm soát mức đường huyết trong suốt cả ngày.

Insulin dài hạn (Long - acting insulin)

Insulin dài hạn là loại insulin được sử dụng để duy trì mức đường huyết ổn định trong suốt một khoảng thời gian dài, thường là cả ngày hoặc đêm. Loại insulin này có thời gian tác động kéo dài hơn so với insulin phản ứng chậm.

Insulin dài hạn thường không có tác động rõ rệt như insulin nhanh hoặc phản ứng chậm, mà thường duy trì một mức đường huyết ổn định trong suốt thời gian dài. Điều này giúp kiểm soát mức đường huyết nền và đáp ứng của cơ thể đối với insulin trong suốt cả ngày.

Các loại insulin dài hạn phổ biến trên thị trường bao gồm:

  • Insulin Glargine: Với các thương hiệu Lantus hoặc Basaglar, có thời gian tác động kéo dài và duy trì đường huyết ổn định trong khoảng 24 giờ.
  • Insulin Detemir: Phổ biến trên thị trường với thương hiệu Levemir, với thời gian tác động kéo dài khoảng 12 - 24 giờ.
  • Insulin Degludec: Với nhãn hiệu Tresiba, khi được tiêm vào cơ thể sẽ tác động cực kỳ kéo dài, có thể duy trì đường huyết ổn định trong khoảng 42 giờ.
Các loại insulin điều trị bệnh tiểu đường và gợi ý cách sử dụng hiệu quả 2
Insulin dài hạn có thời gian tác động dài hơn so với insulin phản ứng chậm

Insulin kết hợp (Mixed Insulin)

Insulin kết hợp thường là một mũi tiêm insulin kết hợp giữa insulin nhanh và insulin phản ứng chậm để cung cấp kiểm soát đường huyết trong khoảng thời gian gần và dài hạn.

Việc kết hợp insulin nhanh và insulin phản ứng chậm trong cùng một ống tiêm giúp giảm số lần tiêm insulin mỗi ngày. Thông thường, insulin nhanh và insulin phản ứng chậm được kết hợp trong tỷ lệ cố định trong mỗi ống tiêm, cho phép cung cấp insulin nhanh để kiểm soát đường huyết sau bữa ăn và insulin phản ứng chậm để duy trì đường huyết ổn định qua đêm và giữa các bữa ăn.

Một ví dụ về loại insulin kết hợp phổ biến là insulin 70/30 hoặc 75/25. Ví dụ, insulin 70/30 chứa 70% insulin nhanh và 30% insulin phản ứng chậm. Có nhiều tỷ lệ khác nhau được sử dụng dựa trên nhu cầu cụ thể của bệnh nhân.

Những thông tin cần biết trước khi sử dụng các loại insulin

Để sử dụng an toàn và hiệu quả các loại insulin, người bệnh cần trang bị một số kiến thức liên quan sau đây:

Về ký hiệu, nồng độ của insulin

Khi sử dụng các loại insulin trong điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần có một số những lưu ý về ký hiệu và nồng độ của insulin như sau:

  • Nồng độ của insulin được biểu thị bằng số đơn vị insulin (IU) trong 1ml sản phẩm. Chẳng hạn như với insulin nồng độ 100IU/1ml thì sẽ được ký hiệu là U100, tương tự thì insulin ở nồng độ thấp hơn như 40IU/1ml sẽ là U40 và 80IU/1ml sẽ là U80. Quan trọng nhất là khi dùng loại insulin ở nồng độ nào thì phải dùng loại bơm tiêm có nồng độ tương ứng. 
  • Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo về việc nên chuẩn hóa hàm lượng 100IU/ml để tránh các trường hợp người bệnh sử dụng nhầm bơm tiêm dẫn tới các phản ứng ngoài ý muốn.
  • Khi ghi hoạt lực của insulin chỉ sử dụng đơn vị quốc tế là IU để ghi hoạt lực insulin ở người.

Cách bảo quản insulin

Insulin là loại thuốc có vai trò quan trọng hàng đầu trong điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, cách bảo quản các loại insulin chưa sử dụng và khi đã được sử dụng lần đầu sẽ có sự khác biệt nhất định. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn của thuốc và hiệu quả điều trị, người bệnh cần được hướng dẫn thật cẩn thận. Các lưu ý trong bảo quản như sau:

  • Ở nhiệt độ 2 – 8°C là điều kiện tốt nhất để insulin có thể giữ được hiệu quả cho tới khi hết hạn sử dụng. Vì vậy, người bệnh cần để insulin trong tủ lạnh và điều chỉnh với mức nhiệt phù hợp. 
  • Với mức nhiệt độ phòng < 30°C và không được bảo quản đúng cách, insulin sẽ chỉ giữ được khoảng 1 tháng mà không giảm tác dụng đối với các loại sản xuất bằng phương pháp tái tổ hợp DNA.
  •  Với mức nhiệt độ trên 30°C, lúc này insulin sẽ bị giảm tác dụng. Hãy luôn giữ insulin trong một môi trường thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp dùng đá lạnh thì chú ý không được làm đông lạnh insulin vì điều này sẽ làm hỏng insulin.
Các loại insulin điều trị bệnh tiểu đường và gợi ý cách sử dụng hiệu quả 3
Các loại insulin cần được bảo quan ở nhiệt độ thích hợp để tránh giảm tác dụng

Cách sử dụng insulin đúng cách để kiểm soát đường huyết

Khi điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần sử dụng luân phiên các mũi tiêm và các vị trí tiêm insulin để tránh hiện tượng loạn mỡ tại cùng một chỗ gây ra hiện tượng không thể hấp thụ insulin tại vị trí này.

Cách tiêm insulin dạng ống và dạng lọ:

  • Chuẩn bị: Rửa tay thật sạch với xà phòng và nước. Sau đó lấy lọ insulin ra khỏi tủ lạnh để cho nó đạt nhiệt độ phòng. Lưu ý không nên sử dụng insulin lạnh thẳng từ tủ lạnh. Cần kiểm tra hạn sử dụng và trạng thái của insulin. Không sử dụng insulin đã hết hạn hoặc có dấu hiệu bất thường. Chuẩn bị ống tiêm insulin mới, kim tiêm hoặc bút tiêm insulin, bông gòn y tế, chất vệ sinh da và khay chứa.
  • Làm sạch vùng tiêm: Sử dụng chất vệ sinh da để làm sạch vùng tiêm. Thường thì vùng bụng, đùi, hoặc bắp tay thích hợp để tiêm.
  • Lấy insulin từ lọ: Để lấy insulin từ lọ, đầu tiên cần lắc nhẹ lọ insulin để đảm bảo hỗn hợp đồng nhất (nếu có). Tiếp theo, cần loại bỏ nắp cao su của lọ insulin và lau lỗ cao su bằng bông gòn y tế đã được ngâm cồn. Cắm kim tiêm vào nắp cao su và lấy insulin bằng cách kéo thuốc nhiệt đều lên.
  • Loại bỏ bọt khí: Để loại bỏ bọt khí trong kim tiêm, nhấn nhẹ lên tuốc nhiệt để bọt khí lên trên cùng của ống tiêm, sau đó nhấn vào ống tiêm để đẩy bọt khí ra khỏi kim.
  • Tiêm insulin: Chọn vị trí tiêm và giữ da chặt rồi đặt kim tiêm gần vuông góc với da và nhấn nhẹ để đưa kim vào da. Nhấn nút tuốc nhiệt để tiêm insulin một cách chậm rãi, sau đó đếm từ 1 đến 10 trước khi rút kim tiêm ra.
  • Rút kim tiêm: Rút kim tiêm ra khỏi da cùng một góc như khi tiêm và đặt bông gòn y tế lên nơi tiêm rồi nhấn nhẹ.
  • Loại bỏ kim tiêm và ống tiêm: Sau khi rút kim tiêm cần loại bỏ kim tiêm vào khay chứa kim đựng riêng. Không nên tái sử dụng kim tiêm hoặc ống tiêm.
  • Vệ sinh và lưu trữ: Đậy nắp cao su lên lọ insulin như ban đầu và lưu trữ lọ insulin tại nhiệt độ phòng trong vùng khô ráo và thoáng mát.

Lưu ý rằng, đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản bởi mỗi người có thể có yêu cầu riêng về cách tiêm insulin, vùng tiêm và liều lượng. Hãy luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn để đảm bảo bạn sử dụng insulin đúng cách và an toàn.

Các loại insulin điều trị bệnh tiểu đường và gợi ý cách sử dụng hiệu quả 4
Hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để có thể tiêm insulin đúng cách và đạt hiệu quả

Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các loại insulin, cách sử dụng cũng như kết hợp hiệu quả. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn cần tham khảo thêm sự tư vấn từ các y bác sĩ và đừng quên tiếp tục theo dõi, đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong những chuyên đề liên quan đến sức khỏe khác nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin