Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Các thành phần thực phẩm có thể gây viêm

Ngày 28/12/2023
Kích thước chữ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe chúng ta, thực phẩm có thể tác động, tích cực hoặc tiêu cực đến cơ thể. Các thành phần thực phẩm có thể gây viêm một trong những tác động tiêu cực của thực phẩm đến sức khỏe cơ thể.

Thông thường vi khuẩn, vi nấm, phấn hoa… khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm. Ngoài các tác nhân đó, các thành phần thực phẩm có thể gây viêm nhiễm mà chúng ta ít chú ý đến. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu những loại thực phẩm nào có thành phần gây viêm.

Thành phần thực phẩm có thể gây viêm tác động như thế nào đến sức khỏe?

Các thành phần thực phẩm có thể gây viêm tác động đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách mà các thành phần này có thể ảnh hưởng đến cơ thể và góp phần vào tình trạng viêm:

  • Kích thích hệ miễn dịch: Một số thành phần thực phẩm có thể kích thích hệ miễn dịch, gây ra phản ứng viêm. Các thực phẩm này có thể kích thích sự phát tán của các tế bào miễn dịch và sản xuất các chất gây viêm như cytokines.
  • Gây tăng đường huyết: Thực phẩm giàu đường và carbohydrate đơn có thể làm tăng đường huyết, và mức đường huyết cao có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Tạo ra chất béo bão hòa: Một số thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thực phẩm chế biến và thực phẩm nhanh, có thể tăng cường phản ứng viêm và góp phần vào tình trạng viêm.
  • Gây kích thích histamine: Các thực phẩm giàu histamine như: Cá, phô mai, và thực phẩm chua, có thể kích thích phản ứng viêm ở những người có độ nhạy cảm cao đối với histamine.
  • Chứa chất bảo quản và phụ gia: Các chất bảo quản và phụ gia trong thực phẩm có thể tạo điều kiện cho phản ứng viêm và góp phần vào tình trạng viêm.
Thành phần thực phẩm có thể gây viêm đến cơ thể
Tác động của các thành phần thực phẩm có thể gây viêm.

Mức độ ảnh hưởng của các thành phần này có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. 

Các thực phẩm thường gây viêm

Có các loại thực phẩm góp phần vào việc gây viêm và thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể như đường, thịt đỏ, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên rán… Các loại thực phẩm này khiến một số tế bào miễn dịch giải phóng các protein gây viêm. 

Ngoài ra các thực phẩm này còn dẫn đến việc tăng cân, tăng lượng đường trong máu, tăng cholesterol, tất cả đều này đều liên quan đến tình trạng viêm, tác động không tốt đến cơ thể.

Đường

Việc sử dụng đường quá nhiều có thể làm tăng tình trạng viêm, dẫn đến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Các thực phẩm có hàm lượng đường cao: Bánh kẹo, socola, nước ngọt… Việc ăn nhiều đường fructose có liên quan đến các bệnh như béo phì, kháng insulin, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường và các bệnh mạn tính… gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Thịt qua chế biến

Trong cuộc sống ngày nay, các thực phẩm qua chế biến được sử dụng rất rộng rãi vì tính tiện lợi của chúng. Các thực phẩm đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói… nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể, có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, dạ dày, ung thư

Các thực phẩm này chứa các chất gây viêm được sinh ra trong quá trình chế biến. Việc nấu chính các thực phẩm ở nhiệt độ cao, các chất bảo quản có trong chúng gây nên các tình trạng viêm, bệnh lý đặc biệt là ung thư nếu thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn.

Thành phần thực phẩm có thể gây viêm đến cơ thể
Các thành phần có thể gây viêm có trong thịt chế biến sẵn.

Thịt đỏ

Thịt đỏ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho con người nhưng việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ lại tác động không tốt đến sức khỏe. Thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư đại trực tràng.

Thịt đỏ là loại thịt từ các loài động vật như bò, trâu, ngựa,... trong thịt đỏ có nhiều chất béo bão hòa, khi ăn nhiều thịt đỏ gây hàm lượng protein tăng cao, khi nấu chín ở nhiệt độ cao dễ hình thành các chất gây viêm gây ung thư.

Rượu

Việc uống rượu với liều lượng hợp lý sẽ mang lại một số lợi ích tốt cho cơ thể. Nhưng uống rượu nhiều, lạm dụng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng càng uống nhiều rượu thì sẽ làm mức CRP tăng cao. Những người sử dụng và lạm dụng rượu quá mức có thể mắc tình trạng "ruột bị rò rỉ". Việc sử dụng rượu quá mức gây nên tình trạng viêm ruột, dẫn tới việc hấp thu kém chất dinh dưỡng và khoáng chất. Ngoài ra, có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như viêm khớp, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tình trạng viêm.

Thành phần thực phẩm có thể gây viêm đến cơ thể
Rượu một trong những thực phẩm có thể gây viêm.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp chống viêm do thực phẩm

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ gặp tình trạng viêm và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. 

  • Tăng cường thực phẩm chống viêm như: Rau xanh, cà chua, cà rốt, cải xanh, và quả berry, đặc biệt là dâu và việt quất. Các loại thực phẩm này chứa chất chống oxy hóa và chất kháng viêm.
  • Thêm vào đó, hạt lanh, hạt chia, cá hồi, và dầu ô liu cũng nên xuất hiện trong chế độ ăn của bạn. Chúng là nguồn chất béo omega-3, giúp cân bằng tỷ lệ omega-6 và omega-3, làm giảm tình trạng viêm.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và rau củ như khoai lang, bắp cải cung cấp chất xơ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ viêm.
  • Đối với protein, chọn thực phẩm như cá, thịt gia cầm không da, đậu nành, hạt. Ngoài ra, các loại dầu cá như hồi cũng là nguồn protein và omega-3 tốt.
Thành phần thực phẩm có thể gây viêm đến cơ thể
Chế độ ăn giảm hợp lý.

Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn thành phần thực phẩm có thể gây viêm như: Chất béo chuyển hóa nhân tạo, thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh... Đồng thời, giảm lượng đường tiêu thụ, đặc biệt là đường từ đồ uống ngọt. Luôn giữ cân nặng khỏe mạnh bằng cách duy trì lượng nước đủ trong cơ thể và kiểm soát việc uống rượu và caffeine để giảm nguy cơ viêm.

Nói chung, các phản ứng viêm có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài và chế độ ăn uống. Trong đó, một số yếu tố khó có thể ngăn chặn, như ô nhiễm không khí, nguồn nước, chấn thương hay bệnh tật. Một nguyên nhân gây ra viêm nhiễm rất ít ai có thể ngờ đến đó là thành phần thực phẩm có thể gây viêm trong chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát được chế độ ăn uống của bản thân để không tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm kích thích phản ứng viêm.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin