Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, táo bón không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây suy giảm chức năng tiêu hóa ở người bệnh. Vậy có những cách chữa bệnh táo bón nào?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những cách chữa bệnh táo bón đơn giản tại nhà từ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, đến các biện pháp điều trị y khoa. Hãy cùng khám phá để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bản thân thông qua bài viết cách chữa bệnh táo bón.
Táo bón là một loại rối loạn tiêu hóa gây khó khăn khi đi đại tiện. Trường hợp táo bón cấp tính có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột, thậm chí cần phải can thiệp phẫu thuật. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về táo bón, nhưng thông thường ở người lớn, việc không đi đại tiện trong hơn 3 ngày được coi là táo bón. Còn đối với trẻ em, nếu trong một tuần không đi đại tiện được 3 lần thì được xem là táo bón.
Các triệu chứng táo bón có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và đối tượng, nhưng thường có những điểm chung như đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, phân cứng, chướng bụng, có thể sờ thấy bụng cứng.
Dấu hiệu táo bón ở người lớn gồm:
Dấu hiệu táo bón ở trẻ em:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, dấu hiệu táo bón bao gồm: Không đi đại tiện từ 5 - 7 ngày, phân cứng, có thể kèm theo máu và chất nhầy, trẻ quấy khóc, lười ăn/bú và ngủ không yên giấc do bị chướng bụng và đau bụng.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra táo bón từ đó khắc phục chúng là cách chữa bệnh táo bón hiệu quả nhất. Nguyên nhân dẫn đến táo bón có thể bao gồm:
Chế độ sinh hoạt và ăn uống
Sử dụng một số loại thuốc có thể gây táo bón
Trong các trường hợp táo bón nặng, khi các phương pháp dân gian không hiệu quả thì cách chữa bệnh táo bón bằng thuốc nhuận tràng sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn, tuy nhiên không nên được coi là giải pháp lâu dài. Việc sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng quá thường xuyên có thể dẫn đến các tác dụng phụ như mất nước và mất cân bằng điện giải. Nếu sau hai tuần sử dụng mà các triệu chứng không cải thiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có nhiều loại thuốc nhuận tràng với cơ chế hoạt động khác nhau. Một số loại bổ sung nước để làm mềm phân, trong khi những loại khác giữ nước trong ruột nhờ khả năng thẩm thấu cao, cụ thể:
Hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế ngay nếu bạn đã thực hiện các phương pháp hỗ trợ đi ngoài mà tình trạng táo bón cải thiện không đáng kể hoặc khi có các dấu hiệu:
Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng bên trong cơ thể gây ra táo bón, do đó bạn không nên chủ quan.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị táo bón cũng như phòng ngừa tình trạng này, bạn cũng cần lưu ý:
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về cách chữa bệnh táo bón. Bạn có thể cải thiện tình trạng táo bón bằng cách kết hợp nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một cách khoa học nhất. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và rèn luyện thói quen sinh hoạt là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.