Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách phân biệt trĩ và ung thư hậu môn

Ngày 09/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh trĩ và ung thư hậu môn có khá nhiều triệu chứng tương đồng khó phân biệt. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, mỗi chúng ta đều nên biết phân biệt trĩ và ung thư hậu môn để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy gây đau đớn và bất tiện nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng. Ngược lại, ung thư hậu môn hay ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ di căn cao. Tuy nhiên, hai căn bệnh này có những triệu chứng ban đầu khá giống nhau khiến nhiều người bệnh chủ quan. Biết cách phân biệt trĩ và ung thư hậu môn là việc vô cùng cần thiết.

Bệnh trĩ là gì? Ung thư hậu môn là gì?

Bệnh trĩ thực chất là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở ống hậu môn bị giãn quá mức hoặc bị phì đại. Nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do táo bón lâu ngày dẫn đến khó khăn khi đại tiện. Phân cứng làm trực tràng, hậu môn bị sưng viêm, hình thành cục máu đông hoặc hình thành các búi trĩ phình to bên trong (trĩ nội) hoặc thò ra ngoài hậu môn (trĩ ngoại).

Ung thư hậu môn là hậu quả của sự phát triển bất thường của các tế bào ở khu vực hậu môn. Những tế bào bất thường này hoàn toàn có thể lây lan sang các khu vực, bộ phận khác của cơ thể. Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, triệu chứng nặng, chuyển biến nhanh, dễ di căn và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao.

Nếu như bệnh trĩ chỉ gây nên những đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày thì bệnh ung thư có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Việc biết cách phân biệt trĩ và ung thư hậu môn để nhận biết bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Bởi có đến 80% bệnh ung thư có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Phan-biet-tri-va-ung-thu-hau-mon-1.jpg
Khối u ung thư ở hậu môn và búi trĩ

Phân biệt nguyên nhân gây bệnh trĩ và ung thư hậu môn

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Có nhiều nguyên nhân khá thường gặp dẫn đến bệnh trĩ như:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể dẫn đến thiếu collagen mô vùng hậu môn trực tràng làm tăng nguy cơ trĩ.
  • Táo bón lâu ngày gây áp lực cho trực tràng khi người bệnh cố rặn mỗi lần đại tiện hoặc do phân quá cứng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh dễ bị táo bón và trĩ do sự thay đổi về nồng độ hormon trong cơ thể và chế độ dinh dưỡng.
  • Người thừa cân béo phì cũng dễ bị tăng áp lực vùng xung quanh trực tràng dẫn đến trĩ. Nhóm đối tượng này cũng thường có lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không khoa học.
  • Đặc thù công việc phải ngồi quá lâu, ít vận động gây áp lực cho vùng trực tràng cũng dễ dẫn đến trĩ.

Nguyên nhân gây ung thư hậu môn

Chúng ta cũng có thể phân biệt ung thư hậu môn và trĩ dựa vào nguyên nhân hay yếu tố có thể gây ung thư như sau:

  • Virus HPV (loại virus lây chủ yếu qua đường tình dục) là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư hậu môn.
  • Nhóm đối tượng có nguy cơ cao ung thư hậu môn thường từ 50 - 80, khác với đối tượng bị bệnh trĩ - có thể là bất cứ ai không phân biệt tuổi tác.
  • Người thường xuyên bị tổn thương ở hậu môn, bị sưng viêm kéo dài, làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Người bị rò hậu môn, phân sẽ gây kích ứng mô quanh lỗ hậu môn.
  • Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư hậu môn tăng đến 8 lần so với người không hút thuốc.
  • Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao cũng là người bị suy giảm miễn dịch, người dùng thuốc ức chế miễn dịch hay người ghép tạng.
Phan-biet-tri-va-ung-thu-hau-mon-2.jpg
Căn cứ vào nguyên nhân, chúng ta có thể phần nào phân biệt trĩ và ung thư hậu môn

Phân biệt trĩ và ung thư hậu môn qua triệu chứng

Theo các bác sĩ bệnh trĩ và ung thư hậu môn tuy có những triệu chứng khá tương đồng nhưng mức độ lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là:

  • Hai căn bệnh này đều ảnh hưởng đến thói quen đại tiện của người bệnh. Ở bệnh ung thư, người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ. Còn ở bệnh trĩ, bệnh nhân thường bị táo bón mãn tính.
  • Chảy máu hậu môn cũng là triệu chứng ở cả hai bệnh. Bệnh nhân trĩ thường chảy máu sau khi đại tiện, máu có màu đỏ tươi. Ở ung thư hậu môn, máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
  • Nếu bị trĩ ngoại, bệnh nhân có thể sờ thấy búi trĩ nhô ra khỏi hậu môn. Đôi khi búi trĩ bên trong nhưng hắt hơi mạnh, ho, cười, đi lại nhiều cũng khiến trĩ thò ra bên ngoài. Còn ở bệnh nhân ung thư hậu môn. khó có thể nhìn thấy khối u ở khu vực hậu môn. Qua thăm khám bằng các kỹ thuật hiện đại, bác sĩ có thể phát hiện ra khối u qua bề mặt gập ghềnh bên trong trực tràng, hậu môn.

Ngoài ra, hai căn bệnh này cũng có những triệu chứng khác nhau như:

  • Bệnh nhân trĩ hay bị ngứa hậu môn khiến người bệnh nhầm lẫn mình đang bị nhiễm giun kim.
  • Bệnh nhân ung thư hậu môn gặp thêm các triệu chứng khác như: Chảy dịch chứa máu hoặc dịch có mùi khó chịu ở hậu môn, cảm giác đau tức nặng ở hậu môn, sưng hạch bạch huyết ở bẹn, chán ăn, giảm cân, sức khỏe suy yếu.
Phan-biet-tri-va-ung-thu-hau-mon-3.jpg
Thăm khám để phát hiện ung thư hậu môn đòi hỏi kỹ thuật cao hơn

Phân biệt dựa trên các giai đoạn phát triển của bệnh

Chúng ta cũng có thể phân biệt trĩ và ung thư hậu môn dựa trên các giai đoạn phát triển của từng bệnh. Cụ thể là:

Bệnh trĩ phát triển theo 4 giai đoạn, được gọi là các cấp độ gồm:

  • Trĩ độ 1 là giai đoạn đầu có mức độ nhẹ nhất. Khi đó, búi trĩ vẫn còn nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2 là giai đoạn búi trĩ vẫn ở bên trong nhưng khi đại tiện có thể lòi ra ngoài và tự chui vào ống hậu môn sau khi đại tiện xong.
  • Trĩ độ 3 là giai đoạn búi trĩ đã thò hẳn ra ngoài khi đại tiện và không thể tự co lại. Người bệnh sẽ phải tự đẩy búi trĩ vào ống hậu môn.
  • Trĩ độ 4 là khi bệnh nặng, búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên khi đi lại nhiều, ngồi xổm, mang vác nặng. Ở giai đoạn này, người bệnh gặp nhiều bất tiện và đau đớn trong sinh hoạt.

Sự phát triển của bệnh ung thư hậu môn cũng được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, căn cứ vào các chỉ số của khối u, hạch và di căn. Cụ thể là:

  • Giai đoạn 1: Kích thước u nhỏ hơn 2cm, không di căn hạch hay di căn xa.
  • Giai đoạn 2: Kích thước khối u lớn hơn 2cm, không di căn hạch hay di căn xa.
  • Giai đoạn 3A: Kích thước khối bất kỳ, đã xâm lấn tới hạch bạch huyết hoặc cơ quan gần hậu môn như âm đạo, tử cung, bàng quang,...
  • Giai đoạn 3B: Khối u đã xâm lấn tới cơ quan lân cận nhưng chưa di căn xa, hạch bạch huyết giới hạn xung quanh trực tràng. Hoặc là khi kích thước khối u bất kỳ, có xâm lấn hạch bạch huyết, hạch vùng nhưng không di căn xa.
  • Giai đoạn 4 là khi khối u đã di căn xa tới các cơ quan khác và cũng là ung thư hậu môn giai đoạn cuối.
Phan-biet-tri-va-ung-thu-hau-mon-4.jpg
Khám sớm để được bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh kịp thời

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân biệt trĩ và ung thư hậu môn theo biến chứng. Bệnh trĩ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do chảy máu hậu môn quá nhiều, trĩ sa nghẹt ra ngoài hậu môn có thể gây ra hoại tử, tắc mạch máu do cục máu đông hình thành trong búi trĩ, viêm loét, nhiễm trùng vùng hậu môn,... 

Ung thư trực tràng, ung thư đại tràng tuy không phổ biến nhưng nguy hiểm, diễn tiến nhanh, dễ di căn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Theo nghiên cứu, người bị trĩ có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường đến 2,9 lần. Và điều trị bệnh trĩ cũng giúp giảm 50% nguy cơ ung thư đại trực tràng. Đây là lý do chúng ta nên biết cách phân biệt trĩ và ung thư hậu môn và đi khám sớm nhất có thể.

Xem thêm: Bệnh trĩ giai đoạn đầu nhận biết thế nào? Có tự khỏi không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm