Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cách sử dụng yến sào cho người già​ như nào là hợp lý?

Ngày 21/10/2024
Kích thước chữ

Ở người già, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngày càng suy giảm, khiến cho họ dễ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc bổ sung yến sào trong độ tuổi này là vô cùng quan trọng. Vậy cách sử dụng yến sào cho người già​ là gì?

Tổ yến là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong việc bổ sung các dưỡng chất nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tổ yến cũng là loại thực phẩm nhạy cảm, do đó người dùng cần phải tuân thủ những quy định để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Vậy cách sử dụng yến sào cho người già​ là gì?

Công dụng của yến sào đối với sức khỏe người già

Yến sào là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe người cao tuổi như:

Ngăn ngừa lão hóa

Lão hóa là điều không thể tránh khỏi đối với người cao tuổi, việc bổ sung tổ yến đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng ngăn ngừa lão hóa. Bởi trong tổ yến có chứa 0,2% lượng nguyên tố Se - hoạt chất có công dụng làm giảm quá trình lão hóa ở người cao tuổi.

Bổ sung canxi

Yến sào thực sự là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp bảo vệ xương chắc khỏe, đặc biệt đối với người già. Lượng canxi cao trong tổ yến không chỉ ngăn ngừa các chứng loãng xương mà còn giảm thiểu tình trạng đau mỏi cơ và giãn khớp.

Cách sử dụng yến sào cho người già​ như nào là hợp lý? 1
Tổ yến bổ sung canxi giúp giảm đau mỏi lưng ở người già

Tăng cường đề kháng

Các chất dinh dưỡng trong yến sào sẽ giúp nâng cao đề kháng, giàu năng lượng, cơ lượng trở nên khỏe mạnh, dẻo dai và kháng lại các bệnh vặt hoặc chứng mệt mỏi, uể oải, khó vận động.

Cách sử dụng yến sào cho người già​

Như đã nói ở trên yến sào cung cấp đầy đủ các dưỡng chất chất đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vậy cách sử dụng yến sào cho người già​ như nào là hợp lý?

Liều lượng tổ yến phù hợp

Người già sử dụng yến sào với liều lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều yến sào cùng một lúc do nó có thể khiến cơ thể bị "quá tải", không hấp thu được hết nguồn dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại. Tốt nhất nên chia nhỏ lượng yến sào ra để sử dụng thành nhiều bữa và dùng một cách đều đặn.

Thông thường, một người lớn tuổi khỏe mạnh có thể sử dụng yến sào với liều lượng không quá 6 - 7 gram và 2 ngày/lần. Đối với người lớn tuổi đang trong quá trình điều trị bệnh thì nên dùng đều đặn không quá 5 gram/ngày và và 2 ngày/lần.

Cách sử dụng yến sào cho người già​ như nào là hợp lý? 3
Bổ sung yến với liều lượng thích hợp khoảng 6 - 7 gram x 2 ngày/lần 

Thời điểm nên dùng tổ yến

Bên cạnh liều lượng thì thời điểm dùng tổ yến cũng là yếu tố mà người già cần lưu ý trong quá trình sử dụng tổ yến. Hiện nay, nhiều người có quan niệm sai lầm cho rằng tổ yến có thể được sử dụng tại bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm sử dụng yến sào rất quan trọng. Sử dụng yến sào không đúng thời gian, có thể khiến cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng.

Các chuyên gia khuyên rằng tổ yến nên được tiêu thụ vào buổi sáng sớm, khoảng 30 phút trước bữa sáng, hoặc vào buổi tối, khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ. Ngược lại, nếu người già ăn tổ yến khi đã no, khả năng hấp thụ dưỡng chất sẽ bị ảnh hưởng.

Đối tượng không nên dùng tổ yến

Tổ yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tuy nhiên không phải ai cũng đều có thể sử dụng tổ yến. Đối với người cao tuổi mắc các bệnh như tỳ vị hư, phong hàn, cảm mạo, đầy hơi, ăn không tiêu, viêm ngoài da, viêm phế quản, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt... nên tránh sử dụng tổ yến. Bởi lúc này cơ thể sẽ không thể hấp thụ đủ dưỡng chất từ tổ yến, có thể dẫn đến mệt mỏi và khó khăn khi tiêu hóa.

Một số công thức chế biến yến sào giúp người già tăng cường sức khỏe

Bên cạnh việc sử dụng đúng cách yến sào, thì việc chế biến yến sào cũng là yếu tố cần được quan tâm. Bởi khi chế biến yến sào không đúng cách có thể khiến cho các dưỡng chất có trong thực phẩm sẽ mất đi, thậm chí, khi đưa vào cơ thể con người, chúng còn có thể biến đổi thành nhiều chất khác gây hại cho sức khỏe.

Đầu tiên, trước khi chế biến yến sào cần phải làm sạch sẽ yến bằng nước sạch. Trước hết, ngâm tổ yến vào nước trong khoảng 60 – 120 phút cho đến khi sợi yến tơi ra, sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp theo, dùng nhíp để gắp hết lông và tạp chất trong tổ yến, tách thành từng sợi và đặt chúng vào rây.

Sau đó, cho rây yến vào tô nước sạch, dùng thìa khuấy nhẹ và nâng rây lên xuống để loại bỏ các sợi lông tơ còn sót lại. Quy trình này có thể cần lặp lại vài lần cho đến khi tổ yến được làm sạch hoàn toàn, thay nước liên tục để đảm bảo yến sạch hơn. Cuối cùng, để yến ráo nước hoàn toàn trước khi chưng hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Tuy nhiên quá trình sơ chế yến này chỉ cần phải thực hiện đối với các sản phẩm từ yến thô. Đối với yến yến tinh chế, ví dụ như tổ yến tinh chế sợi dài Kami Nest 50g với thành phần tổ yến nguyên chất 100% đã được làm sạch, bạn có thể sử dụng luôn mà không cần phải thực hiện các bước sơ chế trên. Đây là một sản phẩm mang lại nhiều tiện ích giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi chế biến yến sào.

Với tổ yến tinh chế sợi dài Kami Nest 50g, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng như:

Tổ yến chưng đường phèn

Tổ yến chưng đường phèn là cách làm đơn giản và hiệu quả, được nhiều người áp dụng, giúp giữ nguyên hương vị thơm ngon và dưỡng chất của tổ yến. Tổ yến chưng đường phèn rất mát và thích hợp để giải nhiệt trong những ngày hè. 

Cách sử dụng yến sào cho người già​ như nào là hợp lý? 2
Tổ yến chưng đường phèn là cách sử dụng yến sào cho người già được nhiều người áp dụng 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lạnh và nhặt sạch lông.
  • Bước 2: Cho 5g yến sào và 3 thìa cafe đường vào bát, sau đó chưng cách thủy trong 30 phút.
  • Bước 3: Khi đường phèn đã tan hết, tắt bếp và thêm vài lát gừng vào. 

Ngoài chưng cùng đường thông thường, bạn cũng có thể biến tấu món ăn trên bằng cách cho thêm các loại quả hạt như táo đỏ, hạt sen, long nhãn… để tăng cường mùi vị và tác dụng. Tổ yến chưng cùng với các loại hạt này sẽ có vị ngọt dịu của đường phèn hòa lẫn với vị ngọt của nhãn nhục và vị bùi của hạt sen.

Cháo tổ yến

Bên cạnh tổ yến chưng thì cháo tổ yến cũng là một trong những món ăn dinh dưỡng, dễ làm, dễ ăn dành cho người cao tuổi. Cách thực hiện bao gồm:

  • Sơ chế tổ yến: Ngâm tổ yến trong nước lạnh khoảng 30 phút, nhặt sạch lông (nếu có).
  • Ướp thịt: Ướp thịt băm với gia vị trong 15 phút, sau đó xào sơ qua cho thịt săn lại.
  • Nấu gạo: Vo sạch gạo tẻ, cho vào nồi nấu với lượng nước phù hợp đến khi chín nhừ.
  • Kết hợp nguyên liệu: Cho thịt băm và tổ yến đã sơ chế vào nồi cháo, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, nấu thêm khoảng 5 phút. Sau đó, múc cháo ra bát, để nguội và tiến hành thưởng thức.

Yến chưng gà tiềm thuốc bắc

Yến chưng gà tiềm thuốc bắc là món ăn thơm ngon nhiều dinh dưỡng của những người “sành ăn”. Với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu thảo dược nấm trắng, táo đen, táo đỏ, nấm đông cô, kỷ tử cùng với gà tiềm mang lại cho món ăn một hương vị vô cùng độc đáo. 

Cách sử dụng yến sào cho người già​ như nào là hợp lý? 4
Yến chưng gà tiềm thuốc bắc là món ăn độc đáo, giàu dưỡng chất 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch gà và tẩm ướp một số gia vị.
  • Bước 2: Cho gà vào hầm chung với nấm trắng, nấm đông cô,  táo đỏ, táo đen, kỷ tử, xá xíu đến khi thịt gà chín mềm.
  • Bước 3: Sau khi gà chín, bạn vớt ra bát, cho thêm yến vào rồi chưng cách thủy trong 30 phút thì tắt bếp, đổ ra bát và thưởng thức.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về cách sử dụng yến sào cho người già​. Bổ sung yến sào cho người già là điều cần thiết tuy nhiên nên bổ sung với lượng vừa đủ, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin