Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cẩn thận trước tác dụng phụ của thuốc ngủ

Ngày 24/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đôi khi thuốc ngủ được các bác sĩ cho phép sử dụng khi các liệu pháp chữa mất ngủ bằng liệu pháp hành vi không hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc ngủ khác nhau sẽ có công dụng khác nhau và bạn tuyệt đối phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ của thuốc ngủ. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về một số tác dụng phụ của thuốc ngủ qua bài viết dưới đây nhé!

Ngoài tác dụng điều trị rối loạn giấc ngủ thì thuốc ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm thần của bệnh nhân. Do đó, cần tìm hiểu kỹ tác dụng phụ của thuốc ngủ là không thể thiếu trước khi bắt đầu sử dụng loại thuốc này.

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

Khi điều trị mất ngủ hay các dạng rối loạn lo âu bằng thuốc, bạn có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ của thuốc.

Một số tác dụng phụ thường gặp

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc ngủ như: Ngứa ran ở lòng bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân. Cảm thấy khó giữ thăng bằng, nhức đầu chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, khô miệng.

Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khó chịu ở hệ tiêu hoá như đột ngột thèm ăn hoặc chán ăn, ợ nóng, ợ hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, đau dạ dày. Cơ thể suy nhược, tinh thần không minh mẫn, hay gặp ác mộng...

Cẩn thận trước tác dụng phụ của thuốc ngủ 1 Thuốc ngủ có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu chóng mặt

Đặc biệt, thuốc ngủ có thể cản trở việc hít thở thường ngày và gây nguy hiểm với những người mắc một số vấn đề về phổi mạn tính như hen suyễn, khí phế truất thũng hoặc phổi tắc nghẽn kinh niên (COPD).

Parasomnias - Tác dụng phụ phức tạp của thuốc ngủ

Một số loại thuốc ngủ có tác dụng phụ phức tạp hơn, có thể gây ra những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ gọi là Parasomnias. Mặc dù hiếm gặp nhưng Parasomnias vô cùng hiểm.

Khi bị bệnh mất ngủ giả Parasomnias, người bệnh sẽ có các hành động thất thường trong khi ngủ, hành vi không thể kiểm soát như mộng du, ăn uống, thậm chí là gọi điện thoại, quan hệ tình dục trong lúc ngủ. Khi tỉnh giấc người bệnh sẽ không thể nhớ được chuyện đã xảy ra. Nguy hiểm hơn, người bệnh lái xe trong tình trạng không tỉnh táo có thể ảnh hưởng tới sự an toàn và tính mệnh của người bệnh.

Nếu nhận thấy người bệnh có những biểu hiện của Parasomnias, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để điều trị kịp thời.

Thuốc ngủ có thể gây dị ứng từ nhẹ đến nghiêm trọng

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ khi dùng thuốc ngủ. Nếu bạn có tiền sử dị ứng thuốc với bất kỳ loại thuốc ngủ nào, hãy nói với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu dị ứng thuốc ngủ:

  • Mờ mắt, đau ngực, tim đập mạnh, khó thở hoặc khó nuốt.
  • Nôn hoặc buồn nôn, khản tiếng, hụt hơi.
  • Ngứa, phát ban.
  • Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc sưng cổ họng.
  • Phù mạch, sưng mặt.

Ngoài ra, một số phản ứng dị ứng cấp tính cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong là sốc phản vệ. Nếu gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý để sử dụng thuốc ngủ đúng cách

Thuốc ngủ chỉ nên được sử dụng khi điều trị bằng hành vi thất bại. Một số lưu ý khi bạn buộc phải dùng thuốc ngủ:

Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trước khi uống thuốc, bạn hãy gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng và hướng dẫn uống thuốc đúng cách. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và điều trị cho bạn mà không cần dùng thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc ngủ, hãy thường xuyên đi khám định kỳ để theo dõi tình hình.

Cẩn thận trước tác dụng phụ của thuốc ngủ 2 Dùng thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để bạn nắm được thời gian, liều dùng, cách dùng cũng như những tác dụng phụ của thuốc. Nếu có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ điều trị của bạn.

Chỉ dùng thuốc khi chuẩn bị ngủ

Thuốc ngủ sẽ làm cho cho bạn giảm khả năng nhận thức, khiến tăng nguy cơ rơi vào tình huống nguy hiểm. Vì vậy, bạn chỉ nên uống thuốc khi chuẩn bị đi ngủ.

Quan sát các tác dụng phụ

Nếu bạn cảm thấy bản thân đang gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi liều dùng hoặc thay thuốc khác. Không nên uống một loại thuốc ngủ mới nào trước những sự kiện trọng đại vào ngày hôm sau bởi bạn không biết liệu bản thân có gặp tác dụng phụ đối với loại thuốc mới này không.

Tránh uống rượu

Không bao giờ uống rượu chung thuốc ngủ. Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc. Một số trường hợp có thể làm bạn cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu. Kết hợp rượu với thuốc ngủ có thể làm cho bạn thở chậm lại hoặc bất tỉnh. 

Cẩn thận trước tác dụng phụ của thuốc ngủ 3 Tuyệt đối không dùng rượu chung với thuốc

Ngưng thuốc cẩn thận

Khi bạn đã có thể ngưng sử dụng thuốc ngủ, hãy làm theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên nhãn. Một số loại thuốc không thể ngưng đột ngột mà phải ngừng lại dần dần để cơ thể thích nghi. 

Sử dụng thuốc ngủ là một trong các liệu pháp giúp bạn điều trị tình trạng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kĩ về tác dụng phụ của thuốc ngủ cũng như tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ. Mọi quá trình từ sử dụng thuốc đến ngưng thuốc cần phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm