Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cấu tạo của màng não gồm những phần nào?

Ngày 07/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cấu trúc của màng não được đánh giá đơn giản hơn so với nhiều cơ quan khác trong bộ máy thần kinh trung ương. Tuy nhiên màng não đóng vai trò vô cùng quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ não bộ hoạt động.

Màng não bao quanh cấu trúc não và lớp màng não của tủy sống. Màng não có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ hệ thống thần kinh trung ương. Cấu tạo của màng não gồm có 3 lớp màng khác nhau và mỗi lớp màng đều giữ vai trò quan trọng của hoạt động hệ thần kinh trung ương.

Cấu tạo của màng não gồm những phần nào?

Cấu tạo của màng não gồm có 3 lớp màng, từ ngoài vào trong lần lượt: Màng cứng, màng nhện và màng mềm. Cấu tạo của từng lớp màng cụ thể như sau:

Lớp màng cứng

Màng cứng là lớp ngoài cùng, có chức năng kết nối não với cột sống và cột sọ. Cấu tạo của màng cứng gồm các mô liên kết cứng và xơ. Màng cứng được tạo thành từ hai lớp:

  • Lớp bên ngoài hay còn gọi là lớp đáy: Có vai trò kết nối màng cứng với khung xương sọ, tạo nên liên kết chắc chắn.
  • Lớp bên trong hay màng não, màng não thực thể: Bao quanh bên ngoài não.

Giữa lớp trong và lớp ngoài là các kênh chuyên biệt, được gọi là xoang tĩnh mạch màng cứng. Tĩnh mạch này đảm nhiệm vai trò vận chuyển máu từ não tới các tĩnh mạch trong và trở lại tim.

cau-tao-cua-mang-nao-gom-nhung-phan-nao-1.jpeg
Màng cứng là lớp ngoài cùng trong cấu tạo của màng não

Lớp màng não tạo thành các nếp gấp màng cứng để phân chia thành các khoang sọ khác nhau. Mỗi khoang sẽ thực hiện chức năng hỗ trợ riêng và chứa các phân khu khác nhau của não bộ.

Màng cứng có dạng hình ống, bao phủ lấy các dây thần kinh bên trong hộp sọ. Tuy nhiên ở cột sống, màng cứng chỉ có cấu tạo bởi một lớp màng não, không chứa lớp màng đáy.

Lớp màng nhện

Màng nhện là lớp thứ hai trong cấu tạo của màng não, kết nối giữa màng cứng và màng mềm với nhau. Cái tên màng nhện được đặt dựa theo cấu trục và hình dạng đặc trưng của lớp màng này. Chúng có hình thù giống như màng nhện, tạo nên khoảng trống giữa hệ thần kinh.

Màng nhện gần như trong suốt, bao phủ lấy não và tủy sống một cách lỏng lẻo. Khoang dưới của màng nhện là nơi cho các dây thần kinh, mạch máu đi qua. Ngoài ra, lớp màng còn có chức năng thu thập dịch não tủy chảy ra từ tâm thất thứ tư của não.

cau-tao-cua-mang-nao-gom-nhung-phan-nao-2.jpeg
Màng nhện gần như trong suốt, bao phủ lấy não và tủy sống

Lớp màng mềm

Màng mềm là lớp màng mỏng nhất trong cấu tạo của màng não. Lớp màng này trong suốt, bao phủ chặt chẽ nhu mô não và tủy sống. Màng mềm có nguồn mạch máu vô cùng đa dạng từ mạng nhện, giúp vận chuyển dinh dưỡng đến cho các mô thần kinh.

Màng mềm có chứa màng đệm là mạng lưới các mao mạch và biểu mô có chức năng tạo ra dịch não tủy. Mang mềm bao phủ lấy cột sống, cấu tạo từ 2 lớp. Lớp bên ngoài có cấu trúc như các sợi collagen và lớp trong ôm sát lấy tủy sống.

Chức năng của màng não là gì?

Cấu tạo của màng não được đánh giá đơn giản hơn rất nhiều so với các bộ phận khác trong não bộ. Thế nhưng chức năng và vai trò của màng não vô cùng quan trọng với hệ thống thần kinh trung ương.

  • Chức năng chính của màng não là bảo vệ và hỗ trợ hệ thần kinh trung ương hoạt động. Lớp màng như một rào chắn cơ học, tránh các tệ bào nhạy cảm như tế bào thần kinh trung ương khỏi các va chạm, chấn động từ bên ngoài.
  • Lớp màng như một kênh vận chuyển, cung cấp dưỡng chất dồi dào cho các tế bào thần kinh dựa vào mạng lưới mạch máu của mình.
  • Sản xuất và tái tạo dịch tủy, lấp đầy trong khoang não thất, khoang mạng nhện. Dịch tủy này hạn chế các sang chất, cung cấp dịch dưỡng, là môi trường trao đổi chất thải…
cau-tao-cua-mang-nao-gom-nhung-phan-nao-3
Màng não có chức năng bảo vệ và hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh trung ương

Các bệnh lý liên quan đến màng não thường gặp

Khi màng não bị bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương. Một số bệnh lý thường gặp bạn cần biết để phòng tránh gồm.

U màng não

U màng não là tình trạng người bệnh xuất hiện khối u bên trong lớp màng não. Khối u thường bắt đầu ở lớp màng nhện và khi phát triển lớn sẽ gây áp lực lên não, tủy sống.

Hầu hết u màng não đều là khối u lành, phát triển với tốc độ chậm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp khối u phát triển nhanh và trở thành u ác tính. Khi kích thước khối u quá lớn cần phẫu thuật tiến hành cắt bỏ.

Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng viêm ở màng não và khoang dưới nhện. Đây là căn bệnh nguy hiểm gây ra do nhiễm trùng dịch não tủy. Các mầm bệnh như vi khuẩn, virus và nấm là nguyên nhân gây viêm màng não có khả năng dẫn đến tổn thương não, gây co giật, thậm chí gây tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.

Viêm màng não có thể hồi phục nếu được điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

cau-tao-cua-mang-nao-gom-nhung-phan-nao-4
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây viêm màng não

Tụ máu

Các tổn thương ở mạch máu có thể gây ra tình trạng tụ máu não trong khoang não, mô não và tạo thành khối máu tụ. Các vết tụ máu có thể sưng, viêm và làm hỏng mô não. Hai trường hợp máu tụ thường gặp nhất là tụ ngoài màng cứng và tụ dưới màng cứng.

Khối máu tụ ngoài màng cứng xảy ra giữa màng cứng và hộp sọ, bắt nguồn từ tổn thương động mạch hoặc xoang tĩnh mạch, gây ra do chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu.

Bên cạnh đó, khối máu tụ dưới màng cứng xảy ra giữa màng cứng và màng nhện, gây ra bởi một chấn thương ở đầu, dẫn đến vỡ tĩnh mạch. Trường hợp khối máu tụ dưới màng cứng có thể diễn ra chậm trong một khoảng thời gian dài hoặc có khả năng cần cấp cứu khẩn cấp, tiến triển nhanh chóng.

Với thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu được cấu tạo của màng não thế nào và các căn bệnh liên quan đến màng não. Các căn bệnh liên quan đến màng não có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm