Chia sẻ cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật hiệu quả, an toàn
Ngày 08/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến và có nhiều cách để chữa trị. Ngoài những trường hợp bệnh nặng cần phải phẫu thuật thì đa số bệnh nhân được chỉ định chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật.
Nhiều người nghĩ rằng khi bị thoát vị đĩa đệm bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật lấy nhân nhầy mới có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên không phải vậy, chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật được ứng dụng trong nhiều trường hợp và vẫn đạt hiệu quả cao, an toàn cho người bệnh.
Tìm hiểu chung về căn bệnh thoát vị đĩa đệm
Trước khi tìm hiểu về chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, bạn cũng cần hiểu hơn về căn bệnh này. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý đang ngày một phổ biến hiện nay, là một trong những bệnh về cột sống, xương khớp có tỷ lệ người mắc bệnh tăng nhanh, độ tuổi bệnh nhân cũng trẻ hóa theo thời gian.
Đĩa đệm là cơ quan nằm ở vị trí giữa các đốt sống trong cấu trúc cột sống. Bên trong đĩa đệm có một lượng chất dịch đặc gọi là nhân nhầy, giữ vai trò là phần đệm để vận động giữa các đốt sống được thuận lợi hơn, giảm thiểu các ma sát xảy ra khi vận động vùng lưng, cột sống.
Do nhiều tác động như chấn thương, tuổi tác, lão hóa tự nhiên của cơ thể mà vùng đĩa đệm bị tổn thương, không còn lành lặn và hoạt động tốt như trước đây nữa. Đây cũng chính là tác nhân khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm tràn ra ngoài và chèn ép, ảnh hưởng đến mô mềm, dây thần kinh xung quanh. Đây chính là bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở rất nhiều các đốt sống khác nhau nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bởi đây là 2 khu vực cần vận động, co gập người nhiều nên đĩa đệm dễ tổn thương hơn.
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức lưng, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống hoặc cúi người, gập người, vận động mạnh, khiêng vác,... Bệnh lâu dần còn có thể giảm vận động tay chân, tê bì chân tay, rối loạn cảm giác,...
Nguyên nhân gây bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Nhận biết nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm là cơ sở tiên quyết để bác sĩ chỉ định bệnh nhân cần phẫu thuật hay chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Nguyên nhân gây bệnh lý trên có thể là:
Thoái hóa: Quá trình lão hóa, thoái hóa tự nhiên của cơ thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Theo nghiên cứu, người từ 30 - 50 tuổi bắt đầu lão hóa dần và có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn.
Chấn thương: Các chấn thương ở cột sống, tác động mạnh đột ngột, vận động quá sức, khiêng vác nặng thường xuyên,... có thể làm cho đĩa đệm bị đè ép dẫn đến rách, nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài và gây bệnh thoát vị đĩa đệm.
Lao động, làm việc, ngồi lâu sai tư thế,... cũng có thể làm cho ma sát giữa các đốt sống tăng lên, đĩa đệm chịu áp lực lớn dễ tổn thương và hình thành chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.
Di truyền:Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trường hợp có người thân, ba mẹ bị thoát vị đĩa đệm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân rất đa dạng và mỗi tác nhân gây bệnh phù hợp với phương pháp điều trị khác nhau. Để biết bản thân thích hợp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật hay cần phẫu thuật, bạn nên đi khám bệnh tại chuyên khoa cơ xương khớp tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán, chỉ định chính xác.
Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật cụ thể ra sao?
Ngoài phẫu thuật thì hiện nay, có rất nhiều liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Tuy vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân sẽ phù hợp với cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật.
Nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi điều độ và thư giãn là chìa khóa quan trọng để giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như sưng phù, phù nề vùng thoát vị đĩa đệm, đau nhức,... Nghỉ ngơi nhiều hơn cũng giúp cho vùng đốt sống lưng, cổ được phục hồi tốt hơn.
Vật lý trị liệu: Nói đến chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật thì không thể bỏ qua vật lý trị liệu - phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chức năng vận động. Các bài tập vật lý trị liệu chuyên dụng sẽ được xây dựng dựa trên bệnh lý cụ thể.
Massage: Các biểu hiện đau lưng, nhức lưng,... sẽ giảm rất nhanh khi bạn thực hiện massage lưng thường xuyên, đều đặn và đúng cách. Thực hiện massage còn hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến vùng lưng này, tăng tốc độ hồi phục tổn thương ở đĩa đệm.
Nhiệt trị liệu: Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật bằng phương pháp tác dụng nhiệt đang được ứng dụng rất rộng rãi hiện nay bởi cho hiệu quả giảm đau tốt, phục hồi chấn thương và làm cho các triệu chứng giảm bớt.
Xung điện: Một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật phổ biến hàng đầu hiện nay là xung điện. Khi thực hiện, bác sĩ sử dụng các xung điện có tần số cao nhằm kích thích các dây thần kinh, rễ thần kinh ở vùng thoát vị đĩa đệm được hoạt động tốt hơn, giảm tê mỏi.
Lưu ý trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Trong quá trình thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, người bệnh nên tuân thủ một số lời dặn từ bác sĩ dưới đây để bệnh nhanh khỏi, phục hồi chức năng ổn định và giảm nguy cơ biến chứng.
Hạn chế ăn các thực phẩm cung cấp nhiều protein bởi đây là thành phần dinh dưỡng có thể giảm hấp thụ canxi, dễ gây loãng xương, viêm khớp,...
Không nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất purin hoặc fructose như nội tạng động vật, thịt gia cầm, cá trích, dưa cải muối,... bởi nguy cơ làm tăng phản ứng viêm khớp.
Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và chiên rán nhiều lần. Bia rượu cũng nên kiêng trong khi chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật.
Tăng cường các thực phẩm giàu omega 3, vitamin và chất khoáng, canxi như cá hồi, tôm, cua, nước hầm xương, sụn, rau bina, cải xanh, súp lơ, bông cải xanh, cải mầm,...
Không nên ngồi quá lâu 1 tư thế, thay vào đó hãy đứng dậy vận động mỗi 30 - 45 phút.
Tránh tuyệt đối khiêng vác đồ nặng, cần cúi gập người nhiều.
Không nên vận động mạnh và không chạy nhảy nhằm giảm nguy cơ chấn thương và tái phát cơn đau.
Hy vọng qua những cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình chữa trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Khi thấy đau lưng bất thường, cảm giác đau không giảm, rối loạn cảm giác tay chân,... bạn nên đi khám để được tư vấn cách chữa hiệu quả.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.