Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bào ngư là loại hải sản từ lâu được xem là món ăn dành cho vua chúa và hoàng tộc bởi chứa nhiều chất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người. Vậy bào ngư có tác dụng gì trong lĩnh vực y học?
Bào ngư là một loại ốc sống bám dính vào các tảng đá dưới đại dương hoặc san hô. Con người sử dụng bào ngư phổ biến vì khả năng tăng cường sinh lực, làm sáng mắt, đẹp da và rất nhiều ưu điểm khác. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi tiết thông tin về giá trị dinh dưỡng của bào ngư và bào ngư có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh.
Bào ngư là một loại động vật thuộc họ Haliotidae và chi Haliotis, thân mềm, vỏ cứng. Chúng có các chân nhỏ nhưng dẻo dai và có lực hút mạnh mẽ để bám vào bề mặt đá.
Loại hải sản thân mềm này là nguyên liệu để chế biến những món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. Hương vị của bào ngư sau khi nấu chín tương tự như một số loại ốc khác nhưng nó có nhiều thịt, giòn và ngọt hơn. Bạn có thể chế biến thành món bào ngư xào, hấp, áp chảo hoặc ăn sống với mù tạt.
Vỏ của bào ngư có ánh xà cừ khá đẹp mắt nên thường được dùng để làm đồ trang sức, cúc áo hoặc các vật dụng trang trí khác.
Trước khi tìm hiểu bào ngư có tác dụng gì, bạn hãy xem qua về thành phần dinh dưỡng của loại nhuyễn thể quý hiếm này.
Bào ngư rất bổ dưỡng với hàm lượng protein, các vitamin và khoáng chất dồi dào, cần thiết cho cơ thể gồm canxi, sắt, kali, kẽm, beta-carotene. Hàm lượng chất béo của bào ngư rất thấp và hầu như không có cholesterol.
Trong 100g bào ngư đã được nấu chín chứa khoảng 189kcal, có giá trị dinh dưỡng như sau:
Bào ngư, một loài nhuyễn thể thân mềm, không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào. Sau đây là những công dụng của bào ngư:
Bào ngư chứa axit béo omega-3, đặc biệt là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). DHA và EPA là những dạng omega-3 có giá trị sinh học cao nhất, là những axit béo thiết yếu có đặc tính chống viêm. Các loại axit béo này làm giảm mức độ chất béo trung tính trong máu nên có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các axit béo omega-3 cũng có lợi cho hệ thống miễn dịch. Hợp chất axit béo omega-3 có khả năng thúc đẩy hoạt động của tế bào B hay còn gọi là các tế bào bạch cầu, là loại tế bào quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các tế bào trong cơ thể nên cần được cung cấp đủ iốt. Trong khi đó, bào ngư chứa một lượng iốt đáng kể. Ngoài ra, loài hải sản này còn tăng cường hormone và cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp kích thích chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Bào ngư rất giàu glycosaminoglycans tự nhiên, rất cần thiết cho sức khỏe xương, khớp và các mô liên kết, có công dụng hỗ trợ chức năng vận động của khớp và giảm đau do bệnh viêm khớp.
Mỗi con bào ngư chứa nhiều canxi và phốt pho có lợi cho sức khỏe hệ xương, đồng thời hai loại dưỡng chất này còn cải thiện mật độ xương và giữ cho xương khỏe mạnh.
Bào ngư có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng trao đổi chất, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo. Thực phẩm này được sử dụng trong hầu hết chế độ ăn kiêng nhằm thải độc cơ thể vì khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất theo nhiều cách khác nhau.
Bào ngư là một món ăn bổ dưỡng và thơm ngon mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn dinh dưỡng của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, ngoài việc quan tâm bào ngư có tác dụng gì, bạn cũng nên lưu ý một số nguy cơ tiềm ẩn khi ăn bào ngư gồm:
Cũng như các giống động vật có vỏ, bào ngư có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, dị ứng với động vật thân mềm như trai, sò, nghêu ít phổ biến hơn dị ứng với động vật giáp xác như tôm, cua.
Nếu bạn bị dị ứng hải sản, cụ thể là dị ứng tôm cua, bạn nên thận trọng khi dùng loại hải sản bổ dưỡng này trong bữa ăn. Phản ứng dị ứng từ động vật có vỏ trong một số trường hợp có thể nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngay.
Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng điển hình khi bị phản ứng dị ứng với động vật có vỏ:
Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi dùng những thực phẩm, nhất là hải sản có nguồn gốc rõ ràng, bạn hiếm gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hơn như salad đóng gói sẵn, sữa tươi và động vật có vỏ tươi sống có thể gây hại cho sức khỏe người dùng.
Bào ngư có thể nhiễm khuẩn từ những vùng nước bị ô nhiễm, gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, bảo quản và chế biến bào ngư sai cách cũng làm tăng nguy cơ này. Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm chính là:
Tóm lại, bào ngư rất bổ dưỡng và bạn không cần quá lo lắng về tình trạng ngộ độc thực phẩm ở loài động vật này. Chỉ cần nguồn hải sản bạn mua có nguồn gốc rõ ràng thì bạn đã sẵn sàng để thưởng thức chúng.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.