Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khoáng chất hay chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học và quá trình phát triển của cơ thể. Việc thiếu hụt hoặc mất cân đối khoáng chất có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, thậm chí là tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe.
Khoáng chất là nhóm dinh dưỡng được khuyến nghị bổ sung đầy đủ, đa dạng mỗi ngày qua chế độ ăn uống. Để biết thêm về khoáng chất cũng như nhu cầu khoáng chất của cơ thể ở từng giai đoạn, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.
Hầu hết mọi người khi lần đầu nghe về khoáng chất đều có chung câu hỏi khoáng chất là gì. Khoáng chất là một nhóm gồm các chất vô cơ đảm nhiệm đa dạng vai trò trong cơ thể người. Tổng cộng có gần 60 loại khoáng chất được xếp vào 2 nhóm chính là:
Mỗi loại khoáng chất sẽ có vai trò khác nhau và những nhiệm vụ riêng biệt nhưng nhìn chung, đa số khoáng chất đều tham gia vào quá trình hình thành, phát triển xương, răng, sản sinh enzyme đảm bảo chức năng của hệ thần kinh, thành phần chính của chất lỏng và hệ thống các mô của cơ thể.
Khoáng chất thiết yếu tồn tại chủ yếu trong các loại thực phẩm và cách hấp thụ dễ dàng nhất là thông qua hoạt động ăn uống hàng ngày. Một người có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, phong phú các thành phần dinh dưỡng sẽ đáp ứng được nhu cầu khoáng chất của cơ thể.
Như bạn đã biết, khoáng chất giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe, cụ thể là:
Ngoài những công dụng nêu trên, khoáng chất còn rất cần thiết đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, mẹ bỉm đang cho con bú. Phụ nữ có thai và cho con bú cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm do thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng.
Đặc biệt, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu nhận khoáng chất selen nhằm tăng cường sức đề kháng, i-ốt giúp hỗ trợ xây dựng hệ thần kinh non nớt của bé,… Không dừng lại ở đó, khoáng chất như canxi, phốt pho còn nuôi dưỡng, phát triển hệ xương và răng của bé được chắc khỏe.
Nếu thiếu đi những khoáng chất quan trọng nêu trên, trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ xốp xương, thay đổi cấu trúc mô liên kết làm xương bị mềm và dễ biến dạng, gây bệnh còi xương, suy dinh dưỡng,…
Nhu cầu khoáng chất của cơ thể đối với từng loại khoáng chất là khác nhau, cụ thể là:
Magie là loại khoáng chất có trong hầu hết các mô trên cơ thể, đặc biệt là xương. Bổ sung đầy đủ magie giúp hỗ trợ chức năng sinh lý và sinh hóa, bảo đảm mối quan hệ giữa các khoáng chất gồm canxi, kali và natri.
Vậy nhu cầu khoáng chất magie có thể được đáp ứng bằng cách nào? Magie có nhiều trong các loại rau lá xanh, các loại hạt, bánh mì, thịt, cá và sản phẩm từ sữa. Hấp thu các thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung thêm magie.
Natri là khoáng chất chịu trách nhiệm điều chỉnh hàm lượng nước trong cơ thể và cân bằng chất điện giải. Do đó, việc kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể rất quan trọng, đồng thời phụ thuộc vào khả năng bài tiết và hấp thụ natri diễn ra ở thận.
Nguồn natri dồi dào và được sử dụng phổ biến nhất là muối (natri clorua), tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều muối vì sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch,…
Đây là khoáng chất có lợi cho quá trình cân bằng chất điện giải và hoạt động bình thường của các tế vào trong cơ thể, bao gồm cả dây thần kinh. Nạp nhiều kali qua chế độ ăn uống có thể gây giảm huyết áp bởi chúng thúc đẩy quá trình đào thải natri diễn ra nhanh hơn qua đường nước tiểu.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy tiêu thụ nhiều kali có khả năng bù đắp tác động của natri trong chế độ ăn, từ đó bảo vệ tim mạch. Bạn có thể bổ sung kali thông qua những thực phẩm như quả hạch, các loại đậu, chuối, rau xanh, thịt, cá, hải sản, sữa,…
Sắt cần thiết cho quá trình tổng hợp nên hemoglobin trong hồng cầu, hỗ trợ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và duy trì sự sống. Sắt cũng là loại khoáng chất đóng vai trò không thể thay thế trong nhiều phản ứng enzyme và hệ miễn dịch của cơ thể. Để bổ sung sắt góp phần phòng ngừa bệnh thiếu máu, bạn có thể ăn thêm các loại ngũ cốc, đậu, rau xanh, trái cây, thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, trái cây sấy,…
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại vitamin khoáng chất. Bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người cao tuổi,… đều cần cân đối các loại khoáng chất, không nên quá lạm dụng một hoặc một số khoáng chất nhất định trong thời gian dài gây thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng cần thiết và ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, suy giảm trí nhớ, đột quỵ,…
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.