Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cơ chế suy tim và những điều cần biết dành cho bệnh nhân

Ngày 12/08/2024
Kích thước chữ

Cơ chế suy tim cơ bản sẽ diễn ra bắt đầu từ quá tải thể tích, tăng áp lực, mất cơ tim và rối loạn chức năng tâm trương. Đây chính là một trong những bệnh lý về tim mạch xuất hiện phổ biến với nguy cơ tử vong khá cao.

Căn bệnh suy tim có thể gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Một số biểu hiện cơ bản của căn bệnh này như mệt mỏi, khó thở hay bị ứ dịch. Điều này sẽ dẫn đến một số hệ lụy sức khỏe khác. Theo dõi bài viết này của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về cơ chế suy tim.

Giới thiệu về căn bệnh suy tim ở bệnh nhân

Suy tim chính là tình trạng trái tim bị yếu dần do xuất hiện các tổn thương thực thể hoặc rối loạn chức năng tim. Từ đó, nó làm cho tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu hay tống máu ra ngoài. Đây được xem là hội chứng lâm sàng khá phức tạp.

Cơ chế suy tim và những điều cần biết dành cho bệnh nhân 1
Tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh suy tim

Hệ thống tim mạch của cơ thể không cung cấp đủ lượng máu cho tế bào khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở hoặc có triệu chứng ho. Một số hoạt động thường ngày như leo cầu thang, đi bộ hoặc mang vác đồ sẽ khó khăn hơn. Nếu làm quá sức, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ứ dịch gây ra xung huyết phổi hoặc phù ngoại vi.

Tổng hợp các cơ chế suy tim phổ biến nhất

Trong nội dung dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ tổng hợp cho người bệnh biết về 4 cơ chế suy tim phổ biến nhất.

Cơ chế suy tim và những điều cần biết dành cho bệnh nhân 2
Các cơ chế suy tim chủ yếu ở người bệnh

Quá tải thể tích (tăng tiền gánh)

Tiền gánh sẽ quyết định mức độ kéo dài sợi cơ tim ở thời kỳ tâm trương. Một số yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến tiền gánh như lưu lượng máu từ tĩnh mạch chuyển về tâm thất, độ co giãn của tâm thức, bệnh nhân suy thận, cường giáp, sốt,...

Quá tải áp lực (tăng hậu gánh)

Hậu gánh chính là sức cản của động mạch cùng với sự co bóp của tâm thất. Khi sức cản càng cao, mức độ co bóp của tâm thất càng lớn. Những yếu tố làm tăng hậu gánh ở người bệnh gồm thuyên tắc phổi hoặc tăng huyết áp mất kiểm soát.

Mất cơ tim - Một trong các cơ chế suy tim

Sức co bóp ở cơ tim giảm sẽ gây ra tình trạng suy tim. Khi mức độ co bóp giảm mạnh, tình trạng suy tim sẽ nghiêm trọng hơn. Một số yếu tố chủ yếu dẫn đến tình trạng giảm sức co bóp ở tim đột ngột như ngộ độc thuốc, nhồi máu cơ tim cấp,...

Rối loạn chức năng tâm trương

Tình trạng rối loạn này xuất hiện bởi sự suy yếu đổ đầy ở thất trái do sự thư giãn hoặc tính cứng ở buồng tim. Những nguyên nhân phổ biến làm rối loạn chức năng tâm trương gồm có nhịp tim tăng nhanh, bệnh màng ngoài tim,...

Phân loại mức độ theo cơ chế suy tim

Sau khi tìm hiểu về cơ chế suy tim, bệnh nhân cần biết về phân loại bệnh cụ thể. Căn bệnh này sẽ được phân loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh hoặc khả năng bơm máu của tim. Dưới đây chính là một số phân loại của bệnh này phổ biến như:

  • ● Suy tim tâm thu: Tim không có khả năng bơm máu ra bên ngoài do bị giãn toàn bộ buồng tim. Đặc biệt là ở buồng tim bên trái.
  • ● Suy tim tâm trương: Tim bị cứng hay không thể lấp đầy máu trong giai đoạn tâm trương (tim thư giãn).
  • ● Suy tim trái: Đây chính là sự suy giảm ở vùng tim trái do không thể bơm đầy đủ máu ra ngoài gây sưng phổi hoặc khó thở.
  • ● Suy tim phải: Tim ở phía bên phải không thể thực hiện bơm máu để đẩy máu từ phổi trở lại hệ tuần hoàn.
  • ● Suy tim toàn bộ: Nó sẽ bao gồm có suy tim tâm phải với tâm trái. Máu không được bơm ra ngoài và trở lại gây ra sưng phổi, khó thở hoặc mệt mỏi cơ thể.
  • ● Suy tim cấp: Bệnh này sẽ phát triển nhanh chóng trong vài giờ hay vài ngày. Cơ thể sẽ xuất hiện các cơn đau tim đột ngột.
  • ● Suy tim mạn: Đây là tình trạng bệnh phát triển theo thời gian, kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm. Một số căn vấn đề gây ra suy tim mạn như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành,...
Cơ chế suy tim và những điều cần biết dành cho bệnh nhân 3
Phân loại các tình trạng suy tim cơ bản

Một số triệu chứng suy tim thường gặp

Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh khác nhau, triệu chứng của suy tim sẽ có sự thay đổi. Sau đây là các triệu chứng hay dấu hiệu thường gặp nhất. Cụ thể đó là:

  • Khó thở: Đây được xem là một trong những triệu chứng phổ biến ở bệnh suy tim. Điều này có thể xảy ra khi bệnh nhân đang hoạt động hoặc nghỉ ngơi.
  • Mệt mỏi: Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kể cả khi chỉ hoạt động nhẹ. Này là cho cơ thể không nhận đủ lượng máu với oxy cần thiết để duy trì hoạt động.
  • Sưng chân với bàn chân: Căn bệnh suy tim có thể gây ra tình trạng tích tụ nước bên trong cơ thể dẫn đến xuân các bộ phận như bàn chân, chân với khuôn mặt.
  • Đau ngực: Thường xảy ra khi trái tim không nhận đầy đủ máu với oxy.
  • Tăng cân đột ngột: Quá trình tích tụ nước bên trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân đột ngột ở bệnh nhân. Triệu chứng này sẽ không liên quan quá nhiều đến chế độ ăn uống thường ngày của bệnh nhân.
  • Ho khan: Đây là do sự tích tụ dịch ở cổ họng với phổi .
  • Mất cảm giác sưng phổi (lung congestion): Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hoặc sưng phổi khi mắc bệnh suy tim.
  • Nhịp tim nhanh bất thường: Suy tim có thể làm ảnh hưởng đến nhịp đập nhanh hoặc không ổn định ở người bệnh.
  • Buồn nôn, mất vị giác: Đây là một trong các dấu hiệu thường gặp khi bệnh nhân mắc bệnh suy tim.
Cơ chế suy tim và những điều cần biết dành cho bệnh nhân 4
Tham khảo các triệu chứng suy tim phổ biến ở người bệnh

Tham khảo các lưu ý trong quá trình điều trị suy tim

Để điều trị bệnh này hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn có thể kết hợp thêm nhiều biện pháp chữa trị không sử dụng thuốc khác.

Một số điều cần chú ý khi điều trị căn bệnh suy tim đó là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bệnh nhân mắc căn bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn mặn để ngăn ngừa triệu chứng ứ dịch.
  • Không sử dụng thuốc lá hoặc chất kích thích: Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa việc ngừng thuốc lá với giảm triệu chứng hay tử suất do suy tim.
  • Kiểm soát tốt cân nặng: Tình trạng tăng cân ở người bị suy tim có thể gây hiện tượng ứ dịch khiến bệnh tiến triển xấu hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng chặt chẽ.

Các thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp người đọc hiểu thêm về cơ chế suy tim. Hi vọng rằng với những nội dung trên, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này cũng như tham khảo một số điều cần thiết trong quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.