Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ? Cách sử dụng như thế nào?

Ngày 21/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Củ bình vôi chữa mất ngủ là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người tìm hiểu và sử dụng. Cây bình vôi đã được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, vì nghiên cứu đã chứng minh một số thành phần hóa học của cây có chứa các chất giúp thư giãn và ngủ ngon. Tuy nhiên, phải chú ý đến liều lượng và cách sử dụng để không bị ngộ độc.

Củ bình vôi là một loại thảo mộc nổi tiếng được sử dụng trong đông y để điều trị bệnh. Vị thuốc này có khả năng an thần, trị mất ngủ rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính và cách dùng củ bình vôi chữa mất ngủ.

Tìm hiểu chung về cây bình vôi

Cây bình vôi có tên khoa học của Stephania rotunda Lour, một loài thực vật thuộc họ Menispermaceae. 

Cây bình vôi là loại cây leo có một phần thân nằm trên mặt đất, phần thân này có dạng củ và phình to giống bình đựng vôi ăn trầu nên được gọi là cây bình vôi. 

Phần củ có màu nâu sẫm, bên trong màu trắng xám, khi chín có màu đỏ, có vị đắng. Lá mọc so le nhau, có hình trái tim. Hoa nhỏ và có màu xanh nhạt. Ở nước ta, cây bình vôi có nhiều ở các vùng núi phía Bắc như Hòa Bình, Ninh Bình, Lai Châu,… Cây bình vôi có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hoặc sấy khô để sử dụng.

Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ? Cách sử dụng như thế nào? 1
Cây bình vôi là loại cây leo có phần củ phình to

Nguyên nhân gây mất ngủ

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, vì giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tái tạo cơ thể. Người bình thường cần ngủ trung bình khoảng 7 - 8 tiếng mỗi ngày hoặc có thể từ 4 - 11 tiếng.

Giấc ngủ chất lượng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như đủ giờ, ngủ sâu giấc và quan trọng nhất là phải tỉnh táo vào sáng hôm sau. Một số nghiên cứu cho thấy càng lớn tuổi thời gian ngủ trung bình càng giảm. Mất ngủ biểu hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ.

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Đặc biệt, nếu chỉ mất ngủ trong thời gian ngắn thì có thể do một trong những nguyên nhân sau:

  • Áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống. 
  • Rối loạn thời gian ngủ do lịch làm việc hoặc chênh lệch múi giờ. 
  • Sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như cà phê, trà xanh, thuốc lá, rượu bia,… 
  • Ăn quá no gần giờ đi ngủ gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Các yếu tố môi trường xung quanh nơi ngủ như quá nhiều ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn,...

Dù là mất ngủ thời gian ngắn hay mất ngủ kéo dài thì vẫn có những tác hại như:

  • Tinh thần mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, không minh mẫn. 
  • Cơ thể uể oải, dễ cáu gắt, giảm tập trung, trầm cảm. 
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe hoặc vận hành máy móc,…

Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ?

Được biết, cây bình vôi có tác dụng chữa mất ngủ rất tốt. Theo tây y, củ bình vôi có chứa hoạt chất rotundin và L-tetrahydropalmate có tác dụng chữa mất ngủ. Đặc biệt rotundin có tác dụng an thần, còn L-tetrahydropalmatine có tác dụng gây ngủ, định thần,...

Theo y học cổ truyền, củ bình vôi có vị đắng, tính bình, có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn có nên sử dụng củ bình vôi chữa mất ngủ hay không thì câu trả lời là hãy tìm hiểu kỹ và thử sử dụng. 

Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ? Cách sử dụng như thế nào? 2
Củ bình vôi chữa mất ngủ hiệu quả nhưng phải sử dụng đúng cách

Bài thuốc sử dụng củ bình vôi chữa mất ngủ

Có nhiều bài thuốc dùng củ bình vôi điều trị chứng mất ngủ và tùy từng bài thuốc mà thành phần và phương pháp sử dụng khác nhau. Dưới đây là hai bài thuốc phổ biến sử dụng củ bình vôi điều trị chứng mất ngủ:

  • Sắc một thang thuốc gồm 8g củ bình vôi, 10 - 15g mỗi loại long nhãn, hạt sen, hạt táo chua, 12g lá vông. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc và uống trước khi đi ngủ 30 phút. 
  • Sắc một thang thuốc gồm 12g mỗi loại củ bình vôi, lạc tiên, vông nem và 6g mỗi loại cam thảo, liên tâm, uống 1 thang thuốc/ngày.

Lưu ý khi sử dụng củ bình vôi chữa mất ngủ

Mặc dù là cây bình vôi có tác dụng an thần, hiệu quả trong điều trị mất ngủ nhưng khi sử dụng cần chú ý những điều sau: 

  • Tránh lạm dụng quá nhiều vì có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương và co giật. 
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để phòng tránh ngộ độc. 
  • Nếu sử dụng củ bình vôi điều trị chứng mất ngủ, bạn cần được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, nếu sau khi sử dụng thấy có triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ. 

Phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả

Việc điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị nguyên nhân. Để chẩn đoán chính xác cần có sự chẩn đoán của bác sĩ. Nguyên tắc điều trị mất ngủ như sau:

  • Điều trị nguyên nhân gây mất ngủ: Cần tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ như ăn uống quá mức trước khi ngủ, uống cà phê, thay đổi múi giờ, căng thẳng trong công việc,... Sau khi tìm ra nguyên nhân, người bệnh có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. 
  • Chuẩn bị đi vào giấc ngủ: Tạo không gian ngủ thông thoáng, yên tĩnh, ít ánh sáng để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc trị mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu cũng được sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ có triệu chứng trầm cảm. Thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả nhưng không được khuyên dùng để điều trị chứng mất ngủ. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc Đông y như tâm sen, lá vông,... 
  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: Trước khi đi ngủ, tạm gác lại những suy nghĩ. Nếu sau khoảng 10 - 15 phút vẫn chưa ngủ được, bạn có thể tập các động tác thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ,… 
Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ? Cách sử dụng như thế nào? 3
Để đi vào giấc ngủ nhanh hơn bạn có thể thư giãn, nghe nhạc, tắm nước ấm,...

Có nên dùng củ bình vôi chữa mất ngủ hay không là thắc mắc của nhiều người. Với các thành phần hóa học có chứa rotundin và L-tetrahydropalmatine, có tác dụng an thần rất hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh ngộ độc, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm