Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
"Có nên làm xét nghiệm NIPT không?" là chủ đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Xét nghiệm NIPT được xem là một việc làm cần thiết trong giai đoạn thai kỳ để kịp thời phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Xét nghiệm NIPT là một loại xét nghiệm cần thiết trong giai đoạn mang thai với mục đích sàng lọc các dị tật bẩm sinh do bất thường trong việc phân chia số lượng nhiễm sắc thể, phương pháp xét nghiệm NIPT từ lâu đã dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy vẫn còn nhiều mẹ bầu vẫn đang rất lo lắng liệu bản thân có nên làm xét nghiệm NIPT không, có ảnh hưởng đến mẹ và bé không, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây có câu trả lời cho riêng mình nhé.
Xét nghiệm NIPT (viết tắt của Non-Invasive prenatal testing) là một dạng xét nghiệm lâm sàng không có sự can thiệp vào cơ thể, giúp phát hiện sớm các bệnh lý di truyền từ mẹ sang con ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
NIPT được thực hiện dựa trên việc phân tích gen trong máu của mẹ do trong quá trình mang thai, một lượng ít DNA tự do của thai nhi sẽ được chuyển tự động vào máu của mẹ và hàm lượng sẽ tăng dần theo sự phát triển của thai nhi.
Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu là tốt nhất? Đến tuần thứ 10, lượng DNA đã đủ nhiều để thực hiện xét nghiệm NIPT qua đó sẽ xác định và sàng lọc ra những bất thường về lượng nhiễm sắc thể của trẻ.
Cuối cùng các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng thai nhi có mắc các dị tật bất thường nghiêm trọng hay không.
Sau khi hiểu hơn về định nghĩa xét nghiệm NIPT, các mẹ bầu có thể sẽ an tâm hơn và quyết định mình có nên làm xét nghiệm NIPT hay không.
NIPT là phương pháp được Bộ Y tế và Hiệp hội Quốc tế về Chẩn đoán trước khi sinh khuyến cáo nên thực hiện để tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Xét nghiệm này rất cần thiết trong giai đoạn mang thai từ tuần thứ 10 trở đi để sàng lọc các yếu tố dị tật thai nhi và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với mẹ bầu, như sau:
Xét nghiệm NIPT giúp có thể phát hiện dị tật thai nhi từ tuần thứ 9, là phương pháp phát hiện sớm nhất trong việc sàng lọc dị tật, từ đó bác sĩ điều trị sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu nhất có thể.
Xét nghiệm NIPT sẽ đưa ra kết quả chính xác cao đến 99% so với các phương pháp khác chỉ đạt khoảng 75%, hạn chế được kết quả không đúng sẽ gây cảm giác lo lắng cho mẹ bầu, NIPT sẽ trả lời cụ thể rõ ràng nhất để các mẹ an tâm nhất.
Với một số dị tật có thể điều trị trong thai kỳ hoặc sau khi kết thúc thai kỳ như sứt môi và hở hàm ếch,... Gia đình sẽ sẵn sàng tâm lý và chuẩn bị tốt tài chính cho cuộc phẫu thuật của con sau khi ra đời.
Với độ chính xác cao của kết quả, các mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, an tâm hơn, giúp tránh được tâm lý tiêu cực của mẹ trong thai kỳ.
Nhiều mẹ bầu hoang mang có nên làm xét nghiệm NIPT không một phần cũng do tâm lý sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trong thai kỳ, nhưng câu trả lời đó là NIPT hoàn toàn tuyệt đối với cả mẹ và thai nhi, nhờ vào:
Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT đơn giản gồm 4 bước:
"Xét nghiệm NIPT bao lâu có kết quả?" cũng là một trong những thắc mắc của mẹ bầu. Được biết, xét nghiệm NIPT nhờ vào công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới chính xác cao đến 99% và thời gian có kết quả xét nghiệm chỉ từ 5 đến 7 ngày sau khi thực hiện.
Xét nghiệm NIPT được khuyến khích thực hiện sớm để có thai kỳ khỏe mạnh đối với những phụ nữ mang thai thuộc nhóm các trường hợp sau đây:
Qua các thông tin mà bài viết đã chia sẻ, các mẹ bầu sẽ phần nào hiểu hơn về ý nghĩa của việc thực hiện xét nghiệm NIPT để biết rằng bản thân có nên làm xét nghiệm NIPT không, ngoài ra trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu cũng nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi phát triển hoàn toàn khỏe mạnh, chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông.
Xem thêm:
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.