Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Chùng Linh
Mặc định
Lớn hơn
Cua là một loại hải sản được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh và chế biến cua sao cho đúng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Một câu hỏi phổ biến được đặt ra: Cua chết có ăn được không? Và cần lưu ý gì khi ăn cua biển? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cua là một loại thực phẩm phổ biến, dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ thơm ngon, thịt cua còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như protein, canxi, photpho, omega-3 và các loại vitamin.
Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến hoặc lựa chọn cua đúng cách, việc ăn cua có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là: Cua chết có ăn được không? Ngoài ra, còn có những lưu ý quan trọng cần nhớ khi thưởng thức món cua biển. Cùng tìm hiểu chi tiết để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!
Cua là loại hải sản quen thuộc và phổ biến ở các vùng biển, đặc biệt được yêu thích bởi các tín đồ mê hải sản. Thịt cua chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, canxi, photpho, sắt, magie, vitamin B1, B2, và đặc biệt là acid béo omega-3. Những lợi ích sức khỏe nổi bật của cua biển bao gồm:
Hàm lượng cao omega-3 có trong thịt cua giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa việc hình thành các mảng xơ vữa, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, góp phần cải thiện tình trạng tăng huyết áp, ngăn chặn hình thành cục máu đông, chống viêm trên toàn cơ thể…
Thịt cua giàu vitamin B12 và acid folic, là hai thành phần quan trọng của quá trình tạo máu, kích thích sản sinh hồng cầu cho cơ thể. Hơn thế nữa, lượng đồng có trong thịt cua cũng giúp tăng cường hấp thụ sắt trong thức ăn, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Theo Đông y, thịt cua có tính hàn, có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, ích xương tủy, có hiệu quả trong điều trị các tình trạng suy nhược, mệt mỏi, cải thiện các chứng đau tê liên quan đến ứ huyết.
Đã có nghiên cứu cho rằng, ăn hải sản đặc biệt là thịt cua giúp giảm thiểu tốc độ suy giảm trí nhớ, rất hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng bệnh Alzheimer. Các chất như omega-3, selen, vitamin, đồng… trong thịt cua sẽ kích thích nhận thức và hoạt động của hệ thần kinh, giảm thiểu các mảng bám, trên đường dẫn thần kinh.
Nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú, thịt cua giúp giảm viêm và cải thiện các tình trạng viêm mạn tính.
Nguồn canxi và photpho dồi dào trong thịt cua là yếu tố quan trọng giúp răng và xương chắc khỏe từ bên trong. Ăn cua đều đặn có thể ngăn ngừa loãng xương ở người lớn và thúc đẩy sự phát triển xương ở trẻ nhỏ.
Mặc dù cua là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời đối với cơ thể, tuy nhiên bạn cần hết sức thận trọng khi chọn lựa cua để ăn. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đó là cua chết có ăn được không? Câu trả lời là không nên ăn cua chết, bởi thịt cua chết tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu đối với cơ thể.
Khi chết, các loại vi sinh vật trong cơ thể cua sẽ sinh sôi rất nhanh, tốc độ sinh sản gấp nhiều lần so với bình thường, cua chết càng lâu thì lượng vi khuẩn bên trong càng nhiều. Ăn thịt cua đã chết là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh liên quan đến sán lá phổi. Hơn thế nữa, histidin trong thịt cua đã chết sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành histamine, một chất gây độc cho cơ thể, gây nên các phản ứng ngộ độc, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sổ mũi…
Một loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm có tên gọi là “vi khuẩn ăn thịt người” sống ký sinh trong những sinh vật biển, trong đó có cua. Vi khuẩn này sẽ gây nên những bệnh lý trên gan, bệnh khởi phát một cách đột ngột với tốc độ diễn tiến nhanh chóng và cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Các độc tố từ vi khuẩn sẽ phóng thích gây tổn thương các mô lân cận rồi lây lan ra nhiều bộ phận khác, nhanh chóng gây ra tình trạng hoại tử. Nếu không được điều trị sớm người bệnh sẽ bị đe dọa tính mạng và nhanh chóng tử vong.
Nói tóm lại, thịt cua đã chết tiềm ẩn nhiều mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người dùng. Hãy lựa chọn địa chỉ uy tín để chọn ra những con cua tươi ngon và quan trọng nhất là vẫn còn sống để đảm bảo sức khỏe và mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhé!
Bên cạnh việc lựa chọn được những con cua tươi sống và chắc khỏe thì việc chế biến cua cũng rất quan trọng. Một số lưu ý khi chế biến và ăn thịt cua, bao gồm:
Tóm lại, cua chết có ăn được không? Câu trả lời là không. Ăn cua chết tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, bao gồm nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và các phản ứng ngộ độc. Cua biển là một loại hải sản giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được chọn mua và chế biến đúng cách.
Các loại hải sản nói chung và cua biển nói riêng là nguồn dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, hiểu rõ cách chế biến và những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe và tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.