Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Són tiểu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng tránh tốt nhất 

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Són tiểu xảy ra khi khi nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài làm người bệnh không kiểm soát được, có thể xảy ra với cả nam và nữ gây nhiều cản trở trong cuộc sống.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Són tiểu là gì?

Són tiểu là gì? Són tiểu hay thường được gọi là tiểu không tự chủ, tình trạng diễn ra phổ biến và khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh lý mà tần suất són tiểu xảy ra nhiều hay ít.

Mặc dù căn bệnh này thường xuất hiện ở những người cao tuổi nhưng không phải nguyên nhân là do quá trình cơ thể lão hóa. Người bệnh nên chủ động thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc điều trị thích hợp để giảm đi tình trạng đi tiểu không tự chủ và dẫn tới mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh són tiểu

Để hiểu rõ hơn nếu mắc bệnh són tiểu, người bệnh thường gặp những biểu hiện được cụ thể như sau:

  • Người bệnh cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi đi tiểu tiện.
  • Không kiểm soát được són tiểu của bản thân.
  • Tần suất đi tiểu nhiều gây tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
  • Hạn chế mức thấp nhất các hoạt động giao tiếp trong xã hội.
  • Có thể dễ gây ra té ngã khi người bệnh phải di chuyển thật nhanh đến nhà vệ sinh.

Tác động của bệnh són tiểu đối với sức khỏe

Việc són tiểu kéo dài có thể gây ra nhiều nguy cơ đáng lo ngại cho sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và xã hội.

Tình trạng són tiểu kéo dài có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc giữ nước tiểu trong thời gian dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong đường tiểu, dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu và nhiễm trùng niệu đạo. Nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề này có thể lan rộng và ảnh hưởng đến thận, gây ra viêm thận, nghiêm trọng hơn là suy thận.

Việc phải thường xuyên rời khỏi công việc hoặc hoạt động để đi tiểu có thể gây gián đoạn và làm suy giảm năng suất làm việc. Ngoài ra, việc luôn phải lo lắng về tình trạng són tiểu cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, gây ra căng thẳng, lo âu và sự mất tự tin.

Són tiểu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng tránh tốt nhất 2
Són tiểu gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh són tiểu

Tình trạng són tiểu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng da và tăng lở loét.
  • Viêm nhiễm đường tiểu và viêm nhiễm niệu đạo.
  • Suy giảm chức năng bàng quang, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Tự ti trong các tình huống xã hội.
  • Suy giảm năng suất làm việc và ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên lĩnh vực của bệnh són tiểu để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm để giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng phục hồi sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh són tiểu

Són tiểu không phải là một bệnh cụ thể, mà là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh khác nhau. Nguyên nhân gây ra són tiểu có thể do lối sống, bệnh tật hoặc phương pháp điều trị. Dưới đây là phân loại són tiểu thành hai loại:

Són tiểu tạm thời:

  • Thức ăn, đồ uống hoặc thuốc có tác dụng lợi tiểu, kích thích bàng quang và làm tăng lượng nước tiểu, ví dụ như bia rượu, caffeine, nước khoáng có ga, chất ngọt nhân tạo, sôcôla, ớt, thức ăn cay, đường và axit, đặc biệt là trái cây họ cam quýt.
  • Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu gây kích thích bàng quang làm người bệnh tiểu nhiều và đôi khi không tự chủ.
  • Táo bón có thể kích thích dây thần kinh ở trực tràng, gần bàng quang, và gây ảnh hưởng đến sự điều chỉnh của bàng quang, dẫn đến són tiểu thường xuyên.

Són tiểu do bệnh hoặc thay đổi cơ thể:

  • Mang thai;
  • Sinh con;
  • Mãn kinh;
  • Cắt bỏ tử cung;
  • Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới lớn tuổi;
  • Ung thư tuyến tiền liệt;
  • Các khối u trong hệ thống đường tiết niệu;
  • Sỏi tiết niệu;
  • Rối loạn thần kinh.
Són tiểu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng tránh tốt nhất  3
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh són tiểu

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh són tiểu?

Có một số yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng bị són tiểu. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ liên quan đến són tiểu ở phụ nữ:

  • Sinh con nhiều lần;
  • Sinh con to;
  • Tuổi tác;
  • Mãn kinh;
  • Cắt bỏ tử cung.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh són tiểu

Cân nặng là một trong những yếu tố làm tăng áp lực lên bàng quang cũng như các cơ quan lân cận, làm suy yếu và kích thích bàng quang tiết nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi. Sử dụng thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát. Nếu trong gia đình có thành viên mắc chứng són tiểu, thì khả năng thế hệ tiếp theo cũng dễ mắc chứng này hơn so với gia đình khác.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bệnh són tiểu

Để chẩn đoán chính xác căn bệnh són tiểu, bác sĩ phải điều tra tần suất đi tiểu, lượng nước lúc đi tiểu bình thường và lúc rò rỉ cùng nhiều triệu chứng khác mà người bệnh gặp phải. Tiến hành kiểm tra và làm một số xét nghiệm đơn giản để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp khác, bệnh nhân phải tiến hành kiểm tra xét nghiệm lâm sàng cần thiết.

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện:

  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
  • Sử dụng siêu âm hoặc ống thông để kiểm tra lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang.
  • Thực hiện nghiệm pháp áp lực bàng quang để quan sát và đánh giá triệu chứng són tiểu.
  • Bác sĩ thăm khám và đánh giá sức mạnh của cơ sàn chậu.
  • Siêu âm vùng chậu tạo hình ảnh giúp phát hiện các bất thường ở cơ quan trong vùng chậu.

Điều trị són tiểu

Một số phương pháp điều trị són tiểu phổ biến hiện nay là:

  • Luyện tập bàng quang: Thực hiện bằng cách người bệnh cố gắng nhịn tiểu theo đúng lịch trình của bác sĩ đề ra nhằm kéo dài thời gian giữa các lần tiểu tiện giúp cho bàng quang có thể chứa nhiều nước tiểu hơn.
  • Luyện tập cơ sàn chậu: Việc luyện tập này có thể giúp thắt chặt và thư giãn làm cho các cơ liên kết và kiểm soát chặt chẽ dòng chảy của nước tiểu.
  • Đặt vòng nâng trong âm đạo: Nhằm giúp giữ cho phần bàng quang được ổn định và ít di động hơn có thể tăng áp lực lên bàng quang trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Sử dụng biện pháp phẫu thuật: Trong trường hợp những phương pháp điều trị phía trên không hiệu quả có thể tham gia phẫu thuật để tạo nên một lớp nâng đỡ vững chắc và đưa bàng quang đặt đúng vị trí.
Són tiểu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng tránh tốt nhất  1
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị són tiểu phù hợp nhất với tình trạng của từng bệnh nhân

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh són tiểu

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng: Để duy trì một lối sống lành mạnh, người bệnh són tiểu nên hạn chế việc uống quá nhiều nước trong ngày và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và caffeine, vì chúng có thể gây tác động tiêu cực lên hệ bàng quang. Hơn nữa, chế độ ăn uống cũng cần được điều chỉnh một cách khoa học, bao gồm việc bổ sung đủ chất xơ để tránh tình trạng táo bón kéo dài và duy trì mức cân nặng ổn định và hợp lý.

Phòng ngừa són tiểu

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Hạn chế việc tăng cân quá đà.
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích bàng quang như caffeine, rượu và thực phẩm có tính axit.
  • Tăng cường ăn chất xơ, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón - một nguyên nhân gây ra són tiểu không tự chủ.
  • Tránh hút thuốc, hoặc nếu có nhu cầu, tìm sự hỗ trợ để từ bỏ thói quen hút thuốc.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh són tiểu

Những ai thường mắc phải són tiểu?

Són tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhiều hơn ở trẻ em và người cao tuổi. Các yếu tố khác như bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, và thậm chí cả sự căng thẳng cũng có thể gây ra són tiểu.

Nữ giới mắc bệnh són tiểu có nguy hiểm không?

Són tiểu ở nữ giới không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Són tiểu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng tránh tốt nhất  4
Bệnh són tiểu ở nữ giới thường gây ra sự không thoải mái

Nên làm gì nếu mắc bệnh són tiểu sau sinh?

Són tiểu sau sinh là một vấn đề phổ biến và thường gặp ở phụ nữ. Trong giai đoạn mang thai và sau sinh, cơ bàng quang và các cơ xung quanh có thể bị suy yếu do sự căng thẳng và sự thay đổi hormone.

Són tiểu được xem là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bạn thấy những triệu chứng nêu trên xuất hiện với mình hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về bệnh. 

Nguồn tham khảo
  1. Urinary incontinence: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-incontinence/symptoms-causes/syc-20352808
  2. Urinary incontinence: What you need to know: https://www.medicalnewstoday.com/articles/165408
  3. Urinary Incontinence: https://medlineplus.gov/urinaryincontinence.html
  4. Urinary Incontinence: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559095/
  5. What is urinary incontinence?: https://familydoctor.org/condition/urinary-incontinence/

Các bệnh liên quan

  1. Hội chứng kẹp hạt dẻ

  2. Viêm cầu thận tiến triển nhanh (RPGN)

  3. Xốp tủy thận

  4. Viêm bàng quang

  5. Hội chứng thận hư

  6. Hẹp động mạch thận

  7. Viêm cầu thận mạn

  8. Bí tiểu

  9. Tiểu đêm

  10. Nhiễm trùng tiết niệu