Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thịt dê là loại thịt được tiêu thụ trên toàn cầu, đặc biệt rất phổ biến ở châu Á. Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, con người từ lâu đã bắt đầu thuần hóa dê. Vậy bạn có biết thịt dê có tác dụng gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lợi ích của thịt dê đối với sức khỏe qua bài viết này nhé!
Thịt dê là loại thịt có hàm lượng chất dinh dưỡng rất phong phú. Việc bổ sung thịt dê vào chế độ ăn uống có thể nhận được rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Thông thường, tuổi dê từ 6 đến 9 tháng được xem là có lúc thịt dê mang lại chất lượng cao nhất.
Thịt dê có calo thấp, chất béo bão hòa cũng như lượng cholesterol ít hơn rất nhiều so với những loại thịt khác. Không những thế, với hàm lựng natri thấp nhưng thịt dê có hàm lượng chất sắt, kali cao hơn so với thịt bò, thịt heo, thịt gà hay thịt cừu. Do đó, việc tiêu thụ thịt dê đúng cách có thể mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem việc ăn thịt dê đúng cách có tác dụng gì và mang lại lợi ích như thế nào đối với sức khỏe qua bài viết này nhé!
Thịt dê được xem là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời bao gồm protein, kẽm, sắt, kali và vitamin B12... Ngoài ra, thịt dê có rất ít chất béo, kể cả chất béo bão hòa so với các loại thịt đỏ khác như thịt bò, thịt cừu... Một khẩu phần ăn thịt dê nấu chín – khoảng 85 g sẽ cung cấp giá trị dinh dưỡng sau đây:
Lưu ý: DV là giá trị khuyến nghị mỗi ngày mà cơ thể cần.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thịt dê là nguồn cung cấp protein nạc tuyệt vời, chất lượng cao. Protein là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cũng như sửa chữa các mô và cơ cho cơ thể.
Thịt dê ngoài được chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:
Tác dụng của thịt dê có thể làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, đặc biệt là đối với mạch máu. Bởi trong thịt dê có thành phần axit linoleic liên hợp – một trong những axit béo có khả năng ngăn ngừa viêm và giảm viêm hiệu quả.
Không những thế, thịt dê có chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn so với lượng chất béo bão hòa. Từ đó, thịt dê làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, lượng vitamin B trong thịt dê còn có tác dụng giúp đốt cháy mỡ, kiểm soát lượng cân nặng và ngăn ngừa béo phì – yếu tố được đánh giá có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
Quan trọng hơn, Axit linoleic liên hợp, phức hợp vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, axit panthothenic, selen và choline có trong thịt dê có khả năng phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Thịt dê có chứa hàm lượng chất sắt rất cao, rất có lợi đối với phụ nữ đang mang thai. Do đó, đối với phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt có thể bổ sung thịt dê vào khẩu phần ăn của mình. Ngoài ra, thịt dê rất giàu sắt, kali và vitamin B12 rất tốt cho sự tuần hoàn máu.
Thịt dê là một nguồn cung cấp axit béo omega - 3 chất lượng cao, có tác dụng chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt là bảo vệ cơ thể chống lại bệnh viêm khớp. Omega - 3 có trong thịt dê còn có tác dụng giúp da hồng hào, khỏe mạnh, giảm tình trạng khô da và đồi mồi đáng kể.
Các khoáng chất và vitamin B12 có trong thịt dê có tác dụng giúp thúc đẩy sự tái tạo tế bào da mạnh mẽ, hỗ trợ cải thiện tình trạng da như da bị chàm, da mụn và da bị khô.
Theo Đông y rất đánh giá cao lợi ích của thịt dê đối với sức khoẻ đặc biệt là giúp tăng cường sinh lý nam giới. Đặc biệt, trong những món ăn làm từ dê giúp tăng cường sinh lực, rất nhiều người ưa chuộng món ngọc dương hầm thuốc Bắc.
Thịt dê tuy có có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng nhưng để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, bạn đọc cần lưu tâm đến một số vấn đề như sau:
Trên đây là những thông tin về giải đáp thắc mắc: Thịt dê có tác dụng gì, gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin về lợi ích của thịt dê đối với sức khỏe trong bài viết này sẽ mang lại giá trị cho quý độc giả. Thịt dê có thành phần dinh dưỡng cao, được chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau rất tốt cho sức khỏe như dê hầm ngũ vị, dê tái chanh, cà ri dê... Lưu ý rằng, khi chế biến thịt dê, bạn cần nấu chín thật kỹ bởi thịt dê rất dễ nhiễm khuẩn nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.