Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau xương khớp có ăn được thịt bò không? Đối tượng nào nên tránh ăn thịt bò?

Ngày 04/08/2023
Kích thước chữ

Thịt bò là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều đạm và các hợp chất khác. Tuy nhiên điều này khiến hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và hấp thụ. Vì vậy, không phải ai ăn thịt bò cũng tốt. Vậy đau xương khớp có ăn được thịt bò không? Người mắc bệnh gì không nên ăn thịt bò?

Thịt bò được nhiều người yêu thích với hương vị đặc trưng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, thịt bò khiến dạ dày tiêu hóa lâu. Vậy những ai không nên ăn thịt bò và đau xương khớp có ăn được thịt bò không?

Lợi ích của thịt bò với sức khỏe

Tăng cường sức khỏe

Thịt bò chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Hàm lượng vitamin B6, B12, protein và sắt trong thịt bò khá cao, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Phát triển cơ bắp

Thịt bò có tác dụng tăng cơ, sản sinh hormone, chống oxy hóa,... vì chứa nhiều carnitine. Carnitine là một thành phần hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và tạo ra chuỗi axit amin phân nhánh, đây là loại axit amin quan trọng đối với người tập thể hình.

Đau xương khớp có ăn được thịt bò không? Đối tượng nào nên tránh ăn thịt bò? 1
Đau xương khớp có ăn được thịt bò không? Hạn chế tối đa thịt bò

Phòng chống ung thư

Trong thịt bò có hàm lượng axit linoleic cao giúp chống oxy hóa và làm lành các tổn thương mô hiệu quả. Linoleic và palmitic cũng là hai loại axit có khả năng chống lại ung thư và các loại virus gây bệnh.

Đau xương khớp có ăn được thịt bò không?

Trong quá trình tiêu hoá thịt bò sẽ cần nhiều axit và các axit này cần canxi để trung hòa. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, thì sẽ rút canxi từ hệ thống xương để hoàn thành nhiệm vụ. Và đối với những người bị viêm khớp, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp.

Đối tượng không nên ăn thịt bò

Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi mắc một số bệnh thì cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

Người có bệnh da liễu

Đối với một số người mắc bệnh ngoài da, ăn thịt bò sẽ sinh ra phản tác dụng. Vì thịt bò có tính nóng nên người bị bệnh da liễu ăn sẽ bị ngứa. Đặc biệt khi bị thủy đậu, thịt bò là thực phẩm đặc biệt cần tránh.

Người vừa cắt ruột thừa

Khi bạn vừa mới mổ ruột thừa, hệ tiêu hóa còn yếu. Các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp loãng. Vì thịt bò là thực phẩm tiêu hóa chậm, nên sau khi phẫu thuật cần thận trọng khi tiêu thụ thực phẩm này.

Người bị sỏi thận

Thịt bò có hàm lượng protein cao dẫn đến tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu và hình thành sỏi. Vì vậy, người đang điều trị bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn thịt bò.

Người bị mỡ máu, huyết áp, tiểu đường

Người bị mỡ máu thấp, cao huyết áp nên cẩn thận khi ăn nhiều thịt bò. Vì thịt bò chứa hàm lượng protein cao và chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.

Đau xương khớp có ăn được thịt bò không? Đối tượng nào nên tránh ăn thịt bò? 2
Người bị mỡ máu, huyết áp, tiểu đường không nên ăn nhiều thịt bò

Lưu ý khi ăn thịt bò

Vì thịt bò có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức xương khớp, nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên sử dụng thịt bò quá thường xuyên. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không nên ăn quá 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần. Ngoài ra, khi chế biến thịt bò cần nấu chín kỹ để loại bỏ ký sinh trùng, giun sán xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nội tạng bò chứa hàm lượng cholesterol cao, nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cao nên cẩn trọng khi sử dụng.
  • Uống trà sau khi ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, trong trà chứa nhiều axit tannic, khi kết hợp với đạm thịt bò sẽ ức chế hấp thụ sắt, kẽm, đồng,… giảm nhu động ruột, gây tích tụ nhiều chất có hại trong ruột, gây táo bón. Nên uống trà sau khi ăn ít nhất 2 giờ.

Viêm khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Viêm khớp nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân viêm khớp nên kiêng ăn những thực phẩm sau:

  • Giảm lượng phốt pho: Theo các bác sĩ xương khớp, thực phẩm giàu phốt pho như thịt bò, nội tạng động vật không có lợi cho sức khỏe xương khớp. Nguyên nhân là nếu lượng phốt pho cao sẽ dẫn đến giảm canxi, làm bệnh xương khớp trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì ăn liền, thức ăn nhanh,… chứa quá nhiều dầu mỡ, không có lợi cho người bệnh.
  • Hạn chế muối: Bệnh nhân viêm khớp nên hạn chế thực phẩm nhiều muối vì ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.
  • Hạn chế đồ uống có cồn: Rượu bia, đồ uống có cồn có thể làm mất canxi từ xương khớp, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, tôm, cua, đồ nếp cũng nên tránh vì có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm.

Viêm khớp nên ăn gì?

Ngoài vấn đề viêm khớp nên kiêng ăn gì, người bệnh cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm sau:

  • Người bệnh xương khớp nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa cho cơ thể giúp bảo vệ và sửa chữa các tế bào sau tổn thương, ngăn ngừa thoái hóa khớp và viêm nhiễm.
  • Các nghiên cứu cho thấy, ăn cá giúp cải thiện các bệnh về cơ xương khớp như cá thu, cá hồi, cá ngừ,…
  • Các loại hạt dinh dưỡng chứa nhiều kẽm, canxi, magie, vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo sụn khớp, kháng viêm, ngăn ngừa thoái hóa khớp rất tốt.
  • Nghệ có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng chống bệnh viêm khớp dạng thấp. Một ly tinh bột nghệ mỗi sáng giúp chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị các chứng viêm ở khớp.
  • Tỏi chứa các chất hạn chế gây viêm, trừ thấp khớp, hạn chế đau nhức. Người bệnh có thể ăn tỏi trực tiếp, làm gia vị trong các món ăn hoặc ngâm rượu.
  • Dầu oliu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế quá trình viêm nhiễm. Do đó người bệnh có thể sử dụng dầu oliu trong chế biến món ăn.
Người bị mỡ máu, huyết áp, tiểu đường 3
Đau xương khớp có ăn được thịt bò không? Không nên tiêu thụ nhiều thịt bò thay vào đó sử dụng dầu oliu

Bài viết trên đã đề cập đến vấn đề: Đau xương khớp có ăn được thịt bò không và đối tượng nào không nên tiêu thụ nhiều thịt bò. Nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp giảm sưng viêm khớp hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý kiêng khem cẩn thận, kiểm soát cân nặng của mình để hạn chế tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Viêm khớp có ăn được trứng gà không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin