Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Chuột hamster có bị dại không?

Ngày 30/03/2024
Kích thước chữ

Chuột Hamster có bị dại không? Cần phải làm gì nếu lỡ bị chuột Hamster cắn? Có cách nào để phòng chống chuột Hamster cắn hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm từ chủ khi nuôi Hamster.

Bệnh dại là bệnh do virus gây ra và có nguy cơ tử vong cao với các triệu chứng biểu hiện lâm sàng. Theo thống kê có đến khoảng 99% trường hợp bị dại có nguy cơ lây truyền sang người. Để trả lời câu hỏi chuột Hamster có bị dại không hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

Chuột Hamster có bị dại không?

Loài chuột và các động vật thuộc họ gặm nhấm thường ít bị nhiễm virus dại. Hiện tại vẫn chưa có báo cáo cụ thể về vấn đề lây truyền virus dại cho con người từ nhóm động vật này. Tuy nhiên, người bị chuột Hamster cắn phải có nguy cơ bị mắc các bệnh dịch khác.

Giải đáp thắc mắc: Chuột hamster có bị dại không? 1
Tham khảo câu giải đáp về vấn đề chuột Hamster có bị dại không?

Thông thường, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng cơ bản như sốt, đau đầu, mệt mỏi và đau cơ. Nếu có các dấu hiệu bất thường này, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị chuyên sâu. Việc điều trị kịp thời sẽ hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các nguyên nhân khiến chuột Hamster cắn người

Chuột Hamster cắn người là việc thường gặp khi nuôi loài này. Thực tế, chúng cắn người có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Giải đáp thắc mắc: Chuột hamster có bị dại không? 2
Các nguyên nhân làm cho Hamster khó chịu và cắn người

Do bị giật mình và hoảng sợ

Khi bị giật mình, chúng sẽ trở nên hoảng sợ, chạy tán loạn trong lồng và biểu hiện tự vệ khi bị ai đó chạm vào. Có thể nói một cách đơn giản, chuột Hamster sẽ hành động tương tự như những loài vật khác. Chúng có bản năng tự vệ khi cảm thấy nguy hiểm và phản kháng bằng việc cắn người.

Do nhầm lẫn với thức ăn

Hamster là dòng có thị lực khá kém. Vì vậy, chúng thường dò đường chủ yếu thông qua việc ngửi mùi hương. Trong một lúc nào đó, chúng có thể nhận nhầm tay của bạn là đồ ăn hoặc cắn khi bạn muốn chạm vào chúng.

Do Hamster mẹ đang mang thai

Trong quá trình mang thai, chuột Hamster mẹ thường có biểu hiện hung dữ, cáu gắt và căng thẳng. Vì vậy, chúng thường dễ tấn công người lạ hoặc các con chuột Hamster đực khác. Nếu không cẩn thận, chúng có thể cắn cả chủ nuôi của mình.

Phương pháp xử lý sau khi bị chuột hamster cắn

Để tránh xảy ra các hậu quả không mong muốn khi bị cắn, bạn cần phải xử lý các vết thương kịp thời và nhanh chóng.

Giải đáp thắc mắc: Chuột hamster có bị dại không? 3
Xử lý kịp thời khi bị chuột Hamster cắn vào tay

Bước 1: Đưa chuột Hamster tránh xa khỏi vết cắn

Khi bị chuột Hamster cắn, bạn cần phải bình tĩnh, tránh hét toáng hoặc cố tình vùng vẫy để chuột thoát ra. Điều này càng khiến cho chúng trở nên hoảng sợ hơn. Thay vào đó, bạn nên đặt chúng từ từ xuống lồng hoặc cho chúng cắn gì đó để buông bạn ra.

Bước 2: Rửa sạch và sát trùng sạch vết thương

Khi bị chuột Hamster cắn chảy máu, bạn cần phải nặn hết vết máu độc ra bên ngoài. Sau đó tiến hành rửa vết thương với xà phòng khoảng 10 đến 15 phút. Ngoài ra, để sát trùng vết thương tốt hơn, bạn có thể rửa thêm với nước muối sinh lý hoặc thuốc đỏ Povidine để ngăn vi khuẩn, virus tấn công vào sâu bên trong.

Bước 3: Tiến hành băng bó vết thương

Để tránh vết thương nhiễm trùng, người bị cắn cần phải băng bó vết thương bằng băng gạc. Tuy nhiên, bạn không nên băng bó vết thương chặt dễ làm ảnh hưởng việc tuần hoàn máu dưới da.

Bước 4: Theo dõi và thăm khám

Nếu bị chuột Hamster cắn, người bị cắn cần được theo dõi vết thương trong vòng 72 giờ. Trong khoảng 4 giờ đầu tiên, bạn cần uống thuốc kháng viêm và thăm khám chuyên sâu.

Phòng chống chuột Hamster cắn người

Việc phòng chống chuột Hamster cắn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn trong quá trình nuôi. Dưới đây sẽ là một số cách bạn có thể tham khảo như sau:

  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với chuột Hamster: Quá trình dọn dẹp chuồng, tắm rửa hoặc cho ăn, chủ nuôi nên đeo găng tay để tránh cho chúng cắn vào da.
  • Giữ chuồng sạch sẽ và thông thoáng: Chủ nuôi cần vệ sinh chuồng thường xuyên để tạo không gian sống dễ chịu hơn và tránh cho chúng bị stress.
  • Cung cấp đầy đủ thức ăn và đồ chơi cho Hamster: Chúng nên được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại đồ chơi để gặm nhấm. Điều này sẽ giúp Hamster giảm bớt sự căng thẳng, hạn chế ham muốn cắn chuồng hoặc cắn người.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vuốt ve: Khi chuẩn bị chơi đùa với Hamster, bạn nên rửa tay thật sạch sẽ. Điều này để tránh cho tay có các mùi lạ làm kích thích sự tò mò của chuột và khiến chúng cắn bạn.
  • Cẩn thận khi chăm sóc chuột Hamster mang thai: Hamster mẹ khi mang thai thường có xu hướng khó chịu, nóng tính và dễ cáu gắt. Vì vậy, chủ nuôi nên chăm sóc cho chúng thật cẩn thận, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, dọn dẹp chuồng sạch sẽ, giữ cho không gian sống thoải mái và yên tĩnh.
Giải đáp thắc mắc: Chuột hamster có bị dại không? 4
Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng bị Hamster cắn

Một số câu hỏi thắc mắc khi bị chuột Hamster cắn

Trong quá trình nuôi, chủ sẽ quan tâm về vấn đề chuột Hamster có bị dại không và những câu hỏi liên quan khi bị chuột cắn.

Bị hamster cắn chảy máu có sao không?

Hamster cắn có thể gây ra chảy máu. Do đó, người bị cắn cần phải xử lý vết thương và tiến hành sát trùng kịp thời để tránh vi khuẩn. Hamster có hàm răng sắc nhọn và dài nên khi cắn sẽ tạo thành lỗ hở dễ khiến virus vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Người bị cắn phải có nguy cơ bị bệnh uốn ván hoặc bệnh dịch nếu không được tiêm phòng sớm. Một số trường hợp bị cắn có biểu hiện đau đầu, đau cơ và sốt cao. Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị.

Có cần chích ngừa khi bị chuột hamster cắn không?

Sau khi bị chuột Hamster cắn, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Điều này giúp phòng chống các biến chứng xảy ra nếu có. Các trường hợp bị chuột Hamster cắn nên được chích ngừa trong vòng 48 giờ đầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus tấn công vào cơ thể.

Để đảm bảo về sức khỏe, bạn nên tuân thủ lịch tiêm ngừa sau khi bị Hamster cắn như sau:

  • Mũi đầu: Sau 12 giờ từ khi bị Hamster cắn.
  • Mũi thứ hai: Sau 30 ngày khi tiêm mũi thứ nhất.
  • Mũi thứ ba: Sau 6 tháng từ lúc tiêm mũi thứ hai.
  • Mũi thứ tư: Sau 12 tháng từ lúc tiêm mũi thứ ba.
  • Mũi thứ năm: Sau 12 tháng từ khi lúc mũi thứ tư.

Trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp các thông tin cần thiết để giải đáp câu hỏi chuột Hamster có bị dại không và cách xử lý khi bị cắn. Mặc dù không gây dại nhưng người bị cắn cần phải xử lý vết thương kịp thời. Hy vọng những nội dung này hữu ích và giúp bạn tham khảo tốt hơn.

Xem thêm:

Bị chuột cắn có sao không? Phải làm sao khi bị chuột cắn?

Virus dại sống bao lâu ở bên ngoài môi trường?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin