Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của một người. Vậy huyết áp bao nhiêu là giới hạn bình thường? Một số người lo lắng khi huyết áp 120/60. Vậy huyết áp 120/60 là cao hay thấp?
Huyết áp là gì? Huyết áp là chỉ số phản ánh áp lực trong lòng mạch khi tim bơm máu đến các cơ quan khác trên cơ thể. Các dao động của huyết áp vượt khỏi các ngưỡng an toàn đều cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Việc biết đọc và hiểu chỉ số huyết áp có thể giúp chúng ta chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các hiểm nguy tiềm ẩn. Vậy huyết áp 120/60 là cao hay thấp?
Huyết áp là áp lực được tạo ra khi dòng máu bơm từ tim đẩy vào trong lòng mạch. Chỉ số huyết áp bao gồm 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được thể hiện dưới dạng phân số gồm tử số và mẫu số. Kết quả đo chỉ số huyết áp sẽ được ghi ở dạng: Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương (đơn vị đo là mmHg). Trong đó:
Có 3 yếu tố quan trọng góp phần điều hòa chỉ số huyết áp bao gồm:
Các nguyên nhân tác động đến cả hai yếu tố góp phần điều hòa huyết áp trên đây đều khiến huyết áp tăng hoặc giảm bất thường.
Trước khi giải đáp thắc mắc huyết áp 120/60 là cao hay thấp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem chỉ số huyết áp bình thường theo từng độ tuổi là bao nhiêu.
Độ tuổi | Trung bình | Tối đa |
Từ 1 - 5 tuổi | 80/50 mmHg | 110/80 mmHg |
Từ 6 - 13 tuổi | 85/55 mmHg | 120/80 mmHg |
Từ 13 - 15 tuổi | 95/60 mmHg | 104/70 mmHg |
Từ 15 - 19 tuổi | 117/77 mmHg | 120/81 mmHg |
Từ 20 - 24 tuổi | 108/75 mmHg | 132/83 mmHg |
Từ 25 - 29 tuổi | 109/76 mmHg | 133/84 mmHg |
Từ 30 - 34 tuổi | 110/77 mmHg | 134/85 mmHg |
Từ 35 - 39 tuổi | 111/78 mmHg | 135/86 mmHg |
Từ 40 - 44 tuổi | 125/83 mmHg | 137/87 mmHg |
Từ 45 - 49 tuổi | 115/80 mmHg | 139/88 mmHg |
Từ 50 - 54 tuổi | 116/81 mmHg | 142/89 mmHg |
Từ 55 - 59 tuổi | 118/82 mmHg | 144/90 mmHg |
Người trên 60 tuổi | 134/87 mmHg | 147/91 mmHg |
Theo bảng đo huyết áp chuẩn tính theo từng độ tuổi, khi tuổi càng tăng, huyết áp càng cao. Tuy nhiên, ở bất cứ độ tuổi nào, chỉ số huyết áp cũng chỉ có một ngưỡng an toàn nhất định. Khi vượt qua ngưỡng đó đều cảnh báo những vấn đề bất thường về sức khỏe.
Quay trở lại với mối bận tâm của không ít người: Huyết áp 120/60 là cao hay thấp? Ở một người trưởng thành có sức khỏe bình thường, chỉ số huyết áp được coi là trong ngưỡng an toàn khi huyết áp tâm thu từ 90 - 130 mmHg, huyết áp tâm trương: 60 - 90 mmHg.
Người bị huyết áp thấp sẽ được xác định khi đo huyết áp ở trạng thái nghỉ ngơi có kết quả chỉ số huyết áp tâm thu < 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Như vậy, huyết áp 120/60 không phải huyết áp thấp hay huyết áp cao. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu của tình trạng hạ huyết áp tâm trương đơn độc - một tình trạng còn khá lạ lẫm với nhiều người.
Tình trạng hạ huyết áp tâm trương đơn độc thường xảy ra khi huyết áp tâm thu trong giới hạn bình thường (khoảng 100 - 120) và huyết áp tâm trương của bạn bằng hoặc thấp hơn 60. Huyết áp tâm trương phản ánh áp lực tác động lên thành động mạch trong giai đoạn nghỉ ngơi của tim. Với tình trạng hạ huyết áp tâm trương đơn độc, huyết áp tâm trương thấp hơn có nghĩa là nó nhận được nguồn cung cấp máu từ tim không đủ. Và nguồn cung cấp máu thấp cũng có nghĩa là nguồn cung cấp oxy thấp.
Như vậy, với câu hỏi huyết áp 120/60 là cao hay thấp, câu trả lời là không phải tình trạng huyết áp cao cũng không phải tình trạng huyết áp thấp, bạn cũng không nên chủ quan. Người bị hạ huyết áp tâm trương đơn độc có thể không gặp bất kỳ triệu chứng biểu hiện nào, nhưng cần theo dõi chặt chẽ. Loại huyết áp này có thể khiến cơ tim yếu đi và làm tăng nguy cơ suy tim. Nếu bạn mắc bệnh tim mạch vành, nguy cơ này sẽ càng cao.
Người bị hạ huyết áp tâm trương đơn độc có thể gặp phải các triệu chứng như: Đo chỉ số huyết áp là 120/60, không phải huyết áp cao hay huyết áp thấp nhưng lại mệt mỏi, chóng mặt, có thể té ngã. Khi hạ huyết áp tâm trương đơn độc kéo dài có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu suy tim như:
Hạ huyết áp tâm trương thấp có thể xảy ra do các nguyên nhân như:
Ngoài ra, những đối tượng đang trong các tình trạng dưới đây cũng có nguy cơ bị hạ huyết áp tâm trương đơn độc cao hơn những người khác: Người phải nằm giường trong thời gian dài, người đang mắc các vấn đề về van tim, tim mạch, nhịp tim chậm, suy tim, suy giáp, mang thai trong 24 tuần đầu, chấn thương bên ngoài, chảy máu trong, đang dùng thuốc điều trị bệnh (tăng huyết áp, thuốc chữa bệnh tim, thuốc chữa bệnh Parkinson, thiếu máu, thuốc trầm cảm, sốc nhiễm trùng…).
Như vậy, với bài viết trên, chắc hẳn bạn đã lý giải được huyết áp 120/60 là cao hay thấp. Nếu bạn thường xuyên đo được chỉ số ở mức độ này, hãy cẩn trọng với tình trạng hạ huyết áp tâm trương đơn độc và cần đến gặp chuyên gia y tế sớm. Và hàng ngày hãy nhớ áp dụng các cách kiểm soát huyết áp tại nhà để chỉ số huyết áp luôn ổn định bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.