Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng thận hư nguyên phát - Nguyên nhân, biểu hiện bệnh & biến chứng

Ngày 21/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng thận hư nguyên phát xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng điển hình dưới đây, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng thận hư nguyên phát bao gồm các triệu chứng như quá nhiều protein trong nước tiểu, không đủ protein trong máu, quá nhiều chất béo hoặc cholesterol trong máu và sưng tấy. Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang hoạt động không bình thường. 

Vậy phương pháp điều trị hội chứng thận hư nguyên phát thế nào? Tìm hiểu ngay tại đây nhé.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc hội chứng thận hư nguyên phát?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc hội chứng thận hư, tuy nhiên bệnh này phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới và xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ hai đến sáu tuổi. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thận hư gồm:

  • Mắc FSGS, lupus hoặc tiểu đường.
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) và thuốc kháng sinh.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B và C hoặc sốt rét.
Hội chứng thận hư nguyên phát - Nguyên nhân, biểu hiện bệnh & biến chứng
Hội chứng thận hư nguyên phát có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào

Triệu chứng thường gặp của hội chứng thận hư nguyên phát

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có quá nhiều protein trong nước tiểu, quá ít protein trong máu hoặc có quá nhiều chất béo hoặc cholesterol trong máu thì nguy cơ mắc hội chứng thận hư nguyên phát là rất cao.

Các dấu hiệu của hội chứng thận hư nguyên phát bao gồm:

  • Tăng cân;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Không cảm thấy đói;
  • Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt;
  • Sưng chân, bàn chân, mắt cá chân và đôi khi ở mặt và tay.

Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư nguyên phát

Các bệnh chỉ ảnh hưởng đến thận

Nguyên nhân chính phổ biến nhất của hội chứng thận hư ở người lớn là viêm cầu thận xơ hóa khu trú từng phần (FSGS). Mặc dù được điều trị, hầu hết bệnh nhân mắc FSGS cuối cùng đều bị suy thận và phải bắt đầu lọc máu hoặc ghép thận để duy trì. Sau khi cấy ghép, vẫn có khả năng FSGS quay trở lại và có thể mất quả thận mới.

Ở trẻ em, nguyên nhân chính phổ biến nhất của hội chứng thận hư là bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu.

Các bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả thận

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng thận hư là do nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân thứ phát phổ biến nhất của hội chứng thận hư ở cả người lớn và trẻ em là bệnh tiểu đường.

Hội chứng thận hư nguyên phát - Nguyên nhân, biểu hiện bệnh & biến chứng
Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hội chứng thận hư nguyên phát

Các biến chứng của hội chứng thận hư nguyên phát

Khi mắc hội chứng thận hư, một loại protein quan trọng được gọi là albumin sẽ rò rỉ vào nước tiểu thay vì được thận lọc như bình thường. Albumin giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa. Khi không có đủ albumin trong máu, chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể, gây sưng ở chân, bàn chân và mắt cá chân. Các vấn đề khác như cục máu đông và nhiễm trùng cũng có thể xảy ra.

Trong hội chứng thận hư, cholesterol cũng tăng trong máu. Khi có quá nhiều cholesterol trong máu, các cục sẽ hình thành bên trong tĩnh mạch và động mạch, có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Hội chứng thận hư cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu;
  • Bệnh tim;
  • Huyết áp cao;
  • Tích tụ chất lỏng;
  • Tổn thương thận cấp tính;
  • Bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) hoặc suy thận.

Làm thế nào để xác định hội chứng thận hư?

Cách duy nhất để biết thận của bạn hoạt động tốt hay không là đi xét nghiệm. Các xét nghiệm chỉ định cho thận là:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể cho bác sĩ biết có protein trong nước tiểu hay không. Protein trong nước tiểu là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh thận.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu cho biết thận của bạn có đang lọc chất thải đúng cách hay không. Nếu không, đó có thể là dấu hiệu của hội chứng thận hư.
  • Sinh thiết thận: Đối với sinh thiết thận, bác sĩ sẽ kiểm tra một mảnh nhỏ của thận dưới kính hiển vi để tìm ra dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh tật.
Hội chứng thận hư nguyên phát - Nguyên nhân, biểu hiện bệnh & biến chứng
Chẩn đoán hội chứng thận hư nguyên phát thông qua xét nghiệm nước tiểu và máu

Để chắc chắn rằng không gặp vấn đề gì với thận, bạn nên thực hiện cả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. 

Phương pháp điều trị

Corticoid là một trong những phương pháp điều trị hội chứng thận hư được sử dụng rộng rãi. Trong lần khởi phát bệnh đầu tiên, ở giai đoạn tiến triển, dùng Prednisolon (nhóm corticoid) trong ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp điều trị hội chứng thận hư bằng thuốc Corticoid (không có hoặc ít protein niệu khi xét nghiệm nước tiểu 24 giờ), giảm dần liều Prednisolon.

Tuy nhiên, bệnh nhân phải duy trì liều Prednisolon hàng năm do bác sĩ chỉ định. Nếu không đáp ứng với Prednisolon, căn cứ vào kết quả mô bệnh học, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sinh thiết thận để xác định hướng điều trị tiếp theo.

Không có cách chữa trị dứt điểm hoàn toàn hội chứng thận hư, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng và giữ cho tình trạng tổn thương thận không trở nên tồi tệ hơn:

  • Thuốc kiểm soát huyết áp và cholesterol giúp bạn không bị đau tim hoặc đột quỵ.
  • Thuốc làm giảm sưng tấy.
  • Tiêm giảm viêm.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn hội chứng thận hư nguyên phát. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Khi mắc hội chứng thận hư, chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên thay đổi lượng protein, muối và chất béo hấp thu. Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol cũng góp phần giúp ngăn ngừa cholesterol cao liên quan đến hội chứng thận hư.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng thận hư nguyên phát. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin bổ ích cho độc giả.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm