Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Insulin là loại thuốc không thể thiếu trong phác đồ điều trị đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về cách tiêm insulin dưới da bụng đảm bảo an toàn. Việc tiêm thuốc đúng kỹ thuật sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả, tránh được tác dụng phụ.
Một trong những loại thuốc quan trọng trong phác đồ điều trị nhóm bệnh đái tháo đường nói chung đó là insulin. Đặc biệt, người mắc tiểu đường tuýp 1 cần bổ sung insulin hàng ngày với liệu trình một mũi hoặc nhiều mũi. Vậy cách tiêm insulin dưới da bụng đảm bảo đúng kỹ thuật, hiệu quả như thế nào? Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách sử dụng insulin giúp kiểm soát đường huyết, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc nhé!
Insulin là một loại hormone quan trọng mà cơ thể sản xuất để điều chỉnh mức đường huyết. Trong trường hợp bệnh đái tháo đường (tiểu đường), cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Sử dụng insulin bổ sung từ bên ngoài là bước quan trọng của việc quản lý đái tháo đường, người bệnh cần dùng insulin khi có những trường hợp sau. Người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 khi cơ thể không có khả năng sản xuất lượng insulin cần thiết sẽ cần tiêm insulin hàng ngày để thay thế sự thiếu hụt này.
Mặt khác, trong một số trường hợp khi người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 có thể cần dùng insulin song song với các loại thuốc khác khi các phương pháp điều trị hiện tại không hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết. Tình huống khác khi người bệnh đang trong giai đoạn mang thai, bị nhiễm trùng nặng, tăng ceton máu cấp…
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường có thể phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết trong suốt thai kỳ nếu chế độ ăn uống, phương pháp luyện tập thể thao không mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
Tuy nhiên, quyết định sử dụng insulin sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Chuyên gia sẽ xem xét tình trạng sức khỏe tổng thể, mức đường huyết mục tiêu và tiền sử bệnh lý của người bệnh để đưa ra quyết định thích hợp.
Tiêm insulin đúng vị trí giúp thuốc được hấp thu tốt nhất. Khu vực tiêm thuốc lý tưởng là vùng có lớp mỡ dưới da dày giúp thuốc ngấm, tác dụng từ từ. Những vị trí tiêm insulin thường ở bụng, cánh tay, đùi và mông.
Vị trí tiêm dưới da bụng thường được nhiều người lựa chọn để dùng thuốc insulin. Bụng được coi là vùng hấp thụ insulin nhanh chóng và đều đặn nhất. Hơn thế, cách tiêm insulin vùng bụng có thể thực hiện bởi người nhà hoặc chính người bệnh. Chú ý bệnh nhân nên thay đổi vị trí tiêm để tránh việc tạo ra các nốt sưng.
Vùng cánh tay cũng có thể được sử dụng để tiêm insulin. Tuy nhiên, vùng cánh tay hấp thụ insulin chậm hơn so với bụng, đồng thời vị trí này không phù hợp với người có thể trạng gầy, ít mỡ tích trữ.
Vùng đùi cũng là một vị trí tiêm insulin phổ biến. Tuy nhiên, việc tiêm insulin ở đùi thường cần sự giúp đỡ của người khác hoặc sử dụng công cụ như bút tiêm insulin giúp việc dùng thuốc dễ dàng hơn.
Cuối cùng, vùng mông là một lựa chọn tiêm insulin khác nhưng tương tự như vùng đùi, việc tiêm insulin ở vùng mông có thể cần sự giúp đỡ hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ.
Vị trí bụng được ưa chuộng bởi khả năng hấp thụ insulin nhanh chóng, đồng thời đây là vị trí dễ thao tác cho cả người bệnh hay người nhà. Dưới đây là hướng dẫn về cách tiêm insulin dưới da bụng một cách an toàn, hiệu quả:
Chuẩn bị trước khi tiêm thuốc:
Tiến hành tiêm thuốc cho người bệnh:
Một số lưu ý khi tiến hành cách tiêm insulin dưới da bụng:
Để đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh, người thực hiện tiêm thuốc có thể thực hiện một số cách sau để giảm sự khó chịu của bệnh nhân, bao gồm:
Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới độc giả thông tin chi tiết về cách tiêm insulin dưới da bụng đảm bảo đúng kỹ thuật, giúp người bệnh được bổ sung insulin an toàn, hiệu quả. Đừng quên đón chờ những bài viết sắp tới với nhiều chủ đề đa dạng của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.