Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Kháng thể kháng MOG là gì? Thời gian điều trị và hướng dẫn phòng ngừa

Ngày 30/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Kháng thể kháng MOG thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm máu và dịch não tủy phải được điều trị kịp thời.

Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch có thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, dẫn đến tình trạng tự miễn. Một trong những bệnh tự miễn hiếm gặp là bệnh liên quan đến kháng thể kháng MOG. Để hiểu thêm về loại kháng thể này mời bạn cùng theo dõi qua bài viết của chúng tôi ngay nhé!

Kháng thể kháng MOG là gì?

Kháng thể kháng MOG là một loại protein bất thường do hệ thống miễn dịch sản xuất, nhầm lẫn tấn công myelin-lớp màng bảo vệ các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Việc tấn công này dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương myelin, gây ra các triệu chứng thần kinh đa dạng.

Bệnh liên quan đến kháng thể kháng MOG thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Viêm não: sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi ý thức;
  • Viêm tủy sống: yếu cơ, tê bì, rối loạn cảm giác, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Viêm thần kinh thị giác: giảm thị lực, đau mắt, nhìn mờ.

Chẩn đoán bệnh dựa trên xét nghiệm máu và dịch não tủy để tìm kiếm kháng thể kháng MOG. Việc điều trị thường sử dụng liệu pháp miễn dịch như corticosteroid, immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch khác.

Thông tin cần biết về kháng thể kháng MOG có nguy hiểm không? 1
Kháng thể kháng MOG là gì?

Triệu chứng lâm sàng của tình trạng kháng thể kháng MOG

Các triệu chứng lâm sàng của tình trạng kháng thể kháng MOG rất khác nhau và phụ thuộc vào vị trí của tổn thương thần kinh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Bệnh viêm não: Sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi ý thức, co giật.
  • Viêm tủy: Yếu cơ, tê bì, rối loạn cảm giác, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Viêm thần kinh thị giác: Giảm thị lực, đau mắt, nhìn mờ.
  • Rối loạn vận động: Khó đi lại, mất thăng bằng, phối hợp kém.
  • Rối loạn cảm giác: Tê bì, ngứa ran, đau nhức.
  • Rối loạn chức năng nhận thức: Khó tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Rối loạn chức năng tự chủ: Tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở.

Ngoài ra vẫn còn các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và có thể phát triển trong thời gian nhanh chóng có thể là vài giờ hoặc vài ngày.

Thông tin cần biết về kháng thể kháng MOG có nguy hiểm không? 4
Biểu hiện thường gặp ở người bệnh

Những cách chuẩn đoán tình trạng kháng thể kháng MOG thông thường

Để chẩn đoán chính xác tình trạng này là điều cần thiết để điều trị hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân được thực hiện bằng các phương pháp dưới đây:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu trực tiếp từ tĩnh mạch và gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích. Đồng thời, xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhưng không phải lúc nào cũng có kết quả dương tính.

Xét nghiệm dịch não tủy

Xét nghiệm dịch não tủy là một xét nghiệm xâm lấn hơn được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ dịch não tủy từ cột sống. Tùy thuộc vào mức độ kháng thể MOG trong dịch não tủy có thể giúp xác định mức độ hoạt động của bệnh.

Chụp MRI

Chụp MRI là một xét nghiệm hình ảnh có thể giúp phát hiện các tổn thương trong não và tủy sống. Chụp MRI có thể được thực hiện tại bệnh viện để chẩn đoán kháng thể kháng MOG. Ngoài ra, cũng có thể giúp đánh giá hiệu quả trong việc điều trị cho người.

Thông tin cần biết về kháng thể kháng MOG có nguy hiểm không? 2 .jpg
Phương pháp chẩn đoán bệnh MOG

Thời gian điều trị tình trạng kháng thể kháng MOG trong bao lâu?

Thời gian điều trị tình trạng kháng thể kháng MOG phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Những người có bệnh nặng hơn có thể cần điều trị lâu hơn.
  • Loại điều trị: Các loại điều trị khác nhau có thể có thời gian điều trị khác nhau.
  • Phản ứng của bệnh nhân với điều trị: Một số bệnh nhân có thể đáp ứng tốt với điều trị và có thể ngừng điều trị sớm hơn những người khác.
  • Nhìn chung, thời gian điều trị tình trạng kháng thể kháng MOG có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải điều trị suốt đời.

Hướng dẫn phòng ngừa tình trạng kháng thể kháng MOG

Mặc dù vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa chính thức hiệu quả 100% cho tình trạng kháng thể kháng MOG. Thế nhưng bạn có thể tiến hành tham khảo một số biện pháp có nguy cơ nhất dưới đây:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi đã qua tiếp xúc với người khác.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ

Tuân thủ các mũi tiêm phòng đầy đủ theo đúng khuyến nghị để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Một số mũi vacxin được các cơ quan tuyên truyền bao gồm: Vắc-xin cúm, sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Nhưng trước khi tiêm nên tiến hành tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng vào các loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
Thông tin cần biết về kháng thể kháng MOG có nguy hiểm không? 3
Mách bạn cách phòng chống bệnh kháng thể kháng MOG đúng cách

Biến chứng thường gặp khi mắc bệnh kháng thể kháng MOG

Bệnh kháng thể kháng MOG là một bệnh tự miễn hiếm gặp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm myelin - lớp màng bảo vệ các tế bào thần kinh rất nguy hiểm có thể dẫn đến viêm và tổn thương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó phải kể đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như sau:

Tổn thương thần kinh

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn đôi, thậm chí mù lòa hoàn toàn. Đặc biệt, có thể tùy vào mức độ tổn thương mà các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Thông thường nhiều bệnh nhân còn gặp khó khăn trong việc đi lại, mất thăng bằng, phối hợp kém. Ngoài ra, còn khó tập trung, suy giảm trí nhớ. Biến chứng này ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và sinh hoạt của bệnh nhân.

Tổn thương não

  • Viêm não: Biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như sốt cao, co giật, thay đổi ý thức, hôn mê.
  • Đột quỵ: Tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Biến chứng này có thể gây ra các di chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, mất khả năng vận động.

Phân loại bệnh liên quan đến kháng thể MOG

Bệnh liên quan đến kháng thể kháng MOG là một nhóm bệnh tự miễn hiếm gặp ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Dưới đây là một số phân loại phổ biến:

  • Viêm tủy thị giác: Người bệnh thường gặp những triệu chứng bao gồm: Giảm thị lực, đau mắt, và nhìn mờ.
  • Viêm tủy cấp ngang: Tổn thương xảy ra ở tủy sống, dẫn đến các triệu chứng như yếu cơ, tê bì, rối loạn cảm giác và mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
  • Viêm não - viêm tủy: Chấn thương vùng não và tủy sống, gây ra các triệu chứng như sốt, nhức đầu, thay đổi ý thức, co giật, yếu cơ, và rối loạn cảm giác.

Với những thông tin chia sẻ liên quan đến kháng thể kháng MOG hy vọng bạn đã có thêm cho mình những thông tin quan trọng. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên khám định kỳ sức khỏe để được điều trị kịp thời trong thời gian sớm nhất. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm