Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khi nào cần thay khớp gối? Lời khuyên cho người bệnh thoái hóa khớp gối!

Ngày 20/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi khớp gối bị bào mòn, hư hỏng nặng, người bệnh bắt buộc phải thay khớp gối thì mới phục hồi được như bình thường. Vậy khi nào cần thay khớp gối là thích hợp nhất?

Thay khớp gối là phương pháp phổ biến, giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng do các bệnh lý về xương khớp gây nên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào cần thay khớp gối. Việc thay khớp gối đúng thời điểm không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn mà còn giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi khả năng đi lại. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho thắc mắc: “Khi nào cần thay khớp gối?” nhé!

Thay khớp gối là gì?

Thay khớp gối là phương pháp phẫu thuật nhằm thay thế lớp sụn đã bị bào mòn bằng một loại khớp nhân tạo, được làm từ nhựa cao phân tử. Lúc này, khớp nhân tạo đã thay thế hoàn toàn lớp sụn khớp cũ, chịu trách nhiệm chống đỡ trọng lượng cơ thể trong quá trình vận động hàng ngày.

Khớp nhân tạo được cấu tạo gồm 3 phần là: Phần lồi cầu đùi, mâm chèn và mảnh chèn ở giữa. Chúng cũng được chia thành 3 dạng chính là: Khớp không hạn chế, khớp hạn chế một phần và khớp hạn chế toàn phần. Để tạo cảm giác chân thật nhất cho người bệnh, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng khớp gối không hạn chế vì nó có thể xoay một cách linh hoạt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tuổi thọ của khớp nhựa có thể lên đến 15 năm. Vì vậy, chỉ cần bệnh nhân chăm sóc đúng cách và kiểm tra định kỳ, người bệnh có thể giảm thiểu tối đa khả năng hư hại của khớp.

Khi nào cần thay khớp gối - Lời khuyên cho người bệnh! 1
Thay khớp gối là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay

Khi nào cần thay khớp gối?

Để trả lời cho câu hỏi: “Khi nào cần thay khớp gối?”, các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra những biểu hiện đặc trưng khi bệnh nhân bị thoái hoá khớp cần thay khớp gối nhân tạo. Đó là:

  • Cơn đau khớp gối diễn ra nghiêm trọng, dai dẳng, đặc biệt là khi thời tiết ẩm ướt.
  • Tình trạng đau do mòn khớp gối ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại, vận động và chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Nguy cơ mất khả năng đi lại và sinh hoạt hàng ngày cao.
  • Các phương pháp nội khoa như: Tiêm thuốc, uống thuốc,... không mang lại tác dụng điều trị bệnh.
  • Người bệnh bị thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp, chấn thương,... ở giai đoạn nặng khiến sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh có khả năng tác động đến khớp gối như: Bệnh rối loạn đông máu, bệnh gout,... khiến xương phát triển bất thường, hoại tử vô mạch đầu gối. Từ đó, gây đau, biến dạng đầu gối và tiêu sụn.
  • Ảnh chụp X-quang cho thấy xương đầu gối bị xơ, hư hại nhiều, trục chi lệch nhiều nên khó cải thiện được bằng các phương pháp thông thường.
Khi nào cần thay khớp gối - Lời khuyên cho người bệnh! 2
Bác sĩ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác khi nào cần thay khớp gối

Những ai không nên thay khớp gối?

Bên cạnh câu hỏi: “Khi nào cần thay khớp gối?”, những trường hợp chống chỉ định thay khớp gối cũng được người bệnh vô cùng quan tâm. Dưới đây là những đối tượng không nên thay khớp gối để hạn chế những biến chứng không mong muốn:

  • Bệnh nhân cao tuổi, thể trạng yếu dẫn đến khả năng phục hồi kém.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý nền không đáp ứng phẫu thuật, bao gồm: Bệnh tim mạch, suy thận, suy gan,...
  • Tình trạng viêm nhiễm vùng đầu gối nặng.
  • Bệnh nhân trẻ tuổi nên hạn chế thay khớp gối vì khớp nhân tạo chỉ có tuổi thọ từ 10 - 15 năm. Sau thời gian này, bệnh nhân phải thay khớp gối mới.
  • Bệnh nhân bị thừa cân, béo phì nên giảm cân trước khi thay khớp gối nhân tạo vì cân nặng càng cao thì trọng lượng dồn lên đầu gối càng lớn, khiến khớp gối nhanh chóng bị hỏng.
Khi nào cần thay khớp gối - Lời khuyên cho người bệnh! 3
Bác sĩ khuyên bệnh nhân trẻ tuổi không nên thay khớp gối quá sớm 

Cần chuẩn bị gì trước khi mổ khớp gối?

Thay khớp gối là cuộc phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ. Để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật sắp tới, bệnh nhân cần chuẩn bị những điều sau:

  • Thăm khám sức khỏe tổng quát để xác định bệnh, đánh giá mức độ tổn thương khớp. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng xem xét các yếu tố nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật.
  • Thực hiện các xét nghiệm quan trọng như: Chụp X-quang, xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ,...
  • Người bệnh đọc hiểu, ký cam kết trước khi phẫu thuật và sử dụng dịch vụ tại bệnh viện điều trị. Thanh toán chi phí thay khớp gối theo quy định của bệnh viện.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử dùng thuốc của người bệnh và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc trước và sau khi phẫu thuật.
  • Thống nhất về cách thức gây mê và giảm đau cho bệnh nhân.
  • Xử lý hoàn toàn các ổ viêm như: Sâu răng, ê buốt răng,... và các vết thương do viêm da tại vị trí cần phẫu thuật.
  • Trên hết, bạn nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh stress, căng thẳng, hạn chế tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp bất thường trước khi phẫu thuật và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Khi nào cần thay khớp gối - Lời khuyên cho người bệnh! 4
Thăm khám là bước quan trọng quyết định tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về chủ đề: “Khi nào cần thay khớp gối?”. Chúc ca phẫu thuật sắp tới của bạn diễn ra thành công và chiến thắng được bệnh tật nhé!

Xem thêm: Thay khớp gối bao lâu thì đi được - Bạn đã biết chưa?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm