Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết làm ca đêm hại sức khỏe khủng khiếp như thế nào không? Vậy làm thế nào để giảm tác hại của việc thức khuya khi phải tăng ca vào ban đêm? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngoài đặc thù công việc như bác sĩ, y tá, tiếp tân khách sạn,... nhiều người vẫn thường xuyên phải tăng ca làm ban đêm. Họ thường được cấp trên "hứa hẹn" về mức lương khi làm đêm hoặc cơ hội thăng tiến cao. Thế nhưng, họ lại quên mất rằng việc làm ca đêm hại sức khỏe như thế nào. Chỉ đến khi sức khỏe báo động hoặc xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, họ mới nhận ra những rủi ro của việc thức đêm.
Thực tế, việc làm ca đêm thường xuyên sẽ khiến bạn bị rối loạn nhịp sinh học. Đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ gián đoạn, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, quá trình tiêu hóa, hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe.
Chỉ cần bạn thức khuya để tăng ca làm đêm từ một ngày trở lên, cơ thể của bạn đã bắt đầu bị ảnh hưởng ít nhiều. Các dấu hiệu sớm nhận biết nhất khi làm đêm chính là thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, hoặc gây ra có chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ợ nóng,... Bên cạnh đó, việc thiếu ngủ do thức khuya còn khiến bạn bị giảm năng suất lao động do thiếu tỉnh táo, đôi khi còn dẫn đến nguy cơ gây tai nạn khi tham gia giao thông.
Những dấu hiệu này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ vào những ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng thức khuya làm đêm kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian, sức khỏe sẽ bị tác động và ảnh hưởng lâu dài.
Theo như kết quả của nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế đã tìm ra mối liên hệ giữa những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, trầm cảm, thiếu máu não,... Đó chính là họ thường xuyên thức khuya. Vì vậy, khi làm đêm liên tục, bạn cũng sẽ rất dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm trên.
Một người làm đêm phải thức khuya nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 40% so với người ngủ đúng giờ. Con số này sẽ tăng lên 50% ở bệnh nhân tiểu đường.
Không những thế, khi thức khuya để làm việc, cơ thể sẽ rất dễ bị đói do tiêu hao năng lượng. Thế nhưng, chắc chắn bạn sẽ không có nhiều thời gian chế biến thức ăn vào ban đêm. Giải pháp nhanh - gọn - lẹ chính là thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Nhưng nguồn thức ăn này thường rất giàu calo khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Bên cạnh đó, theo như nghiên cứu, nhóm người làm đêm sẽ tăng nguy cơ bị trầm cảm và rối loạn cảm giác hơn nhóm người nghỉ ngơi đầy đủ.
Một tác hại khôn lường khác của việc thức khuya làm đêm thường xuyên chính là tăng nguy cơ vô sinh ở nam và nữ. Thức khuya sẽ làm rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, dẫn đến chậm kinh, tắc kinh, vô kinh, ung thư buồng trứng, sinh non,... Đối với nam giới, việc làm đêm sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng và giảm ham muốn tình dục.
Tuy biết rằng làm ca đêm hại sức khỏe nhưng vì tính chất công việc bắt buộc, nhiều người vẫn phải thức khuya để làm việc. Để giảm hậu quả do thức khuya làm đêm tác động đến sức khỏe, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
Ngủ bù lại sau khi hoàn thành công việc vào ban đêm: Đây là một biện pháp dễ thực hiện nhất để giảm hậu quả khi làm ca đêm hại sức khỏe. Sau khi đã hoàn tất công việc ban đêm, bạn nên dành thời gian ngủ để lấy lại sức vào ban ngày. Việc ngủ ngày có thể khó hơn ngủ vào ban đêm do nhiều tác động như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ,... Nhưng bạn vẫn nên cố gắng ngủ để bù lại năng lượng đã tiêu hao vào đêm trước đó. Thời gian ngủ tốt nhất là từ 7 tiếng đến 9 tiếng. Khoảng thời gian này đủ để giúp bạn hồi phục sức khỏe, tái tạo năng lượng đủ cho ngày hôm sau.
Thiết lập khẩu phần ăn khoa học: Khi bạn thức khuya, đồng hồ sinh học bị rối loạn dẫn đến ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Vì thế, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học như ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo gây khó tiêu, uống đủ nước trong ngày,... Khẩu phần ăn khoa học sẽ giúp bạn tỉnh táo khi làm việc và thoải mái hơn khi đi ngủ.
Đẩy lùi cơn buồn ngủ lành mạnh: Chắc chắn rằng khi làm việc ban đêm, bạn sẽ có những lúc buồn ngủ "kinh khủng". Để đẩy lùi cơn buồn ngủ bất chợt này, bạn có thể ngủ ngắn khoảng 20 phút, hoặc vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, nếu muốn uống cà phê để tỉnh táo, thì bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ. Tránh lạm dụng uống quá nhiều cà phê sẽ gây rối loạn tiêu hóa, run cơ, khó ngủ,...
Tóm lại, làm ca đêm hại sức khỏe là điều mà không ai có thể phủ nhận. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến sinh hoạt thường ngày của bạn. Vì thế, nếu có thể được thì bạn nên hạn chế làm đêm để bảo vệ sức khỏe bản thân. Trong trường hợp bắt buộc tăng ca ban đêm, hãy nhớ các cách giảm giảm hậu quả khi thức đêm thường xuyên nhé!
Bảo Vân
Nguồn: Hellobacsi
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...