Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi giai đoạn 2 là khoảng mốc quan trọng của quá trình phát triển mầm bệnh, đồng thời cũng là giai đoạn chính của bệnh lao phổi bao gồm lao nguyên phát, lao tiềm ẩn và lao hoạt động.
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi trùng lao gây ra khi chúng bắt đầu xâm nhập vào một cơ quan bất kỳ, từ đó phát triển mạnh đến khi cơ thể không đủ sức chống lại nó, bệnh sẽ tiến triển thành bệnh lao phổi với nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt lao phổi giai đoạn 2 là cột mốc quyết định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao có bị tác động bởi bệnh hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Nhà thuốc Long Châu nhé.
Lao phổi giai đoạn 2 (lao tiềm ẩn) là cột mốc quan trọng nhất trong 3 giai đoạn (lao nguyên phát, lao tiềm ẩn và lao hoạt động), để biết được người bệnh nhiễm vi khuẩn lao có bị tác động bởi bệnh không, vì lúc này vi khuẩn đã tồn tại trong cơ thể nhưng chưa có triệu chứng rõ ràng, do sức đề kháng của người bệnh đã tạm thời hình thành “lớp bảo vệ” xung quanh các mô phổi ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
Ở người bình thường có hệ miễn dịch mạnh mẽ, vi khuẩn lao sẽ được ngăn chặn ngay lập tức để không bùng thành bệnh, mặc dù vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong cơ thể. Đặc biệt một số bệnh nhân cũng không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào dù đang nhiễm vi khuẩn lao phổi và khi xét nghiệm cấy vi khuẩn lao phổi qua da của người bệnh thường có kết quả dương tính.
Như đã đề cập mặc dù chưa có biểu hiện bệnh cụ thể nhưng vẫn có một số người có nguy cơ cao chuyển từ bệnh lao tiềm ẩn qua giai đoạn lao hoạt động như: Người có bệnh nền, người có đề kháng yếu, người bệnh HIV/AIDS, trẻ sơ sinh, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch,... hệ miễn dịch không đủ mạnh để ngăn chặn vi khuẩn lao, ngược lại vi khuẩn sẽ tấn công vào phổi nhanh hơn khiến bệnh bùng phát.
Khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm lao qua da cho kết quả dương tính, có hình ảnh sẹo khi chụp X-quang phổi vì vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương và bệnh sẽ không lây nhiễm và không gây ra các triệu chứng nhiễm trùng lao ở trên bộ phận khác.
Tuy vậy thực tế những người thuộc nhóm đối tượng trên khi mắc bệnh lao phổi giai đoạn 2, sẽ dễ chuyển sang giai đoạn lao hoạt động với các biểu hiện đặc trưng như khó thở ngay khi nghỉ ngơi hoặc chỉ hoạt động nhẹ, ho kéo dài,... Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Lao phổi giai đoạn 2 có thể tiến triển thành giai đoạn 3 (giai đoạn hoạt động), nên việc kiểm tra sức khỏe và điều trị sớm để ngăn chặn vi khuẩn kịp thời là điều cực kỳ quan trọng. Vì thế sau khi chẩn đoán người bệnh ở giai đoạn lao phổi giai đoạn 2, bác sĩ thường chỉ định tiêm kháng sinh isoniazid liên tục trong 6 - 12 tháng.
Ngoài ra ở một số bệnh nhân khác cũng được bác sĩ chỉ định chữa trị trong 3 tháng bằng cách kết hợp sử dụng 1 hoặc 2 loại thuốc kháng sinh khác như rifapentine, rifampin…
Giống với nhiều bệnh lý khác, người bệnh lao phổi và lao phổi giai đoạn 2 đều cần được chăm sóc đúng cách để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tiến triển của vi khuẩn và hỗ trợ hồi phục bệnh.
Như vậy qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn về các đặc điểm cũng như triệu chứng của lao phổi giai đoạn 2, từ đó chủ động bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình bằng cách nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu hô hấp nào như đau tức ngực, mệt mỏi, ho kéo dài,... Hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe cũng như được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.