Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị

Ngày 30/05/2024
Kích thước chữ

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi. Bệnh có thể lây truyền qua đường không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, bắn ra các giọt nước bọt nhỏ chứa vi khuẩn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị trong bài viết dưới đây.

Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn này không chỉ tấn công phổi mà còn có thể xâm nhập và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị.

Tổng quan về bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi, căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng, ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm do tác nhân chính là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Loại vi khuẩn này có trong các giọt bắn li ti do người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,... Khi những giọt bắn này xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh qua đường hô hấp, vi khuẩn lao sẽ "tấn công" phổi và gây bệnh.

Tìm hiểu về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị 1
Lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra

Các cơ quan khác của cơ thể ngoài phổi cũng có thể bị nhiễm lao. Vi khuẩn lao còn có khả năng "tấn công" nhiều cơ quan khác trong cơ thể thông qua đường máu và hệ bạch huyết gây ra những bệnh lao nguy hiểm như:

  • Lao màng não: Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt cao, cứng cổ, co giật,...
  • Lao hạch bạch huyết: Gây sưng to hạch bạch huyết ở cổ, nách, bẹn,... thường kèm theo sốt, mệt mỏi, giảm cân.
  • Lao màng bụng: Gây đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...
  • Lao màng phổi: Tạo ra dịch trong khoang màng phổi, gây khó thở, đau ngực, ho khan,...
  • Lao xương khớp: Gây đau nhức, sưng tấy, hạn chế vận động các khớp.
  • Lao ruột: Gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón, giảm cân,...
  • Lao hệ sinh dục - tiết niệu: Gây ra các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu mủ, đau khi quan hệ tình dục,...

Khi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, vi khuẩn lao tấn công phổi, gây ra căn bệnh lao phổi nguy hiểm với những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Mệt mỏi thường xuyên: Cảm giác uể oải, thiếu năng lượng đeo bám dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
  • Đau ngực và khó thở: Những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở ngực, kèm theo khó thở khi gắng sức là những biểu hiện thường gặp của bệnh.
  • Ho dai dẳng: Ho kéo dài trên 3 tuần, có thể kèm theo ho khan, ho ra máu hoặc ho có đờm.
  • Sụt cân: Mất cảm giác ngon miệng, sụt cân không lý do là dấu hiệu cảnh báo đáng chú ý.
  • Mồ hôi trộm ban đêm: Cảm giác nóng bức, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Sốt nhẹ: Thân nhiệt thường xuyên ở mức cao nhẹ, thường xuất hiện vào buổi chiều kèm theo cảm giác ớn lạnh.
Tìm hiểu về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị 2
Ho ra máu là dấu hiệu của bệnh lao phổi

Nếu bệnh lao phổi không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm:

  • Ho ra máu: Đây là biến chứng phổ biến, có thể do tổn thương mạch máu ở phổi do vi khuẩn lao gây ra.
  • Tràn khí và tràn dịch màng phổi: Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào khoang màng phổi, gây ra tình trạng tràn khí hoặc tràn dịch trong khoang màng phổi. Điều này dẫn đến khó thở, đau ngực, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Di chứng dai dẳng như:

  • Giãn phế quản: Tình trạng phế quản bị giãn rộng do tổn thương lâu ngày, khiến giảm lưu thông khí, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
  • Suy hô hấp mạn tính: Khả năng trao đổi khí của phổi suy giảm, dẫn đến khó thở, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Tràn khí màng phổi mãn tính: Không khí liên tục xâm nhập vào khoang màng phổi, gây xẹp phổi, suy giảm chức năng hô hấp.
  • U nấm phổi: Vi khuẩn nấm Aspergillus có thể phát triển trong các hang lao đã liền sẹo, gây ho ra máu, khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vậy có các giai đoạn của lao phổi nào? Theo dõi phần tiếp theo để có câu trả lời.

Các giai đoạn của lao phổi

Khác với nhiều căn bệnh khác, vi khuẩn lao khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ không gây bệnh ngay lập tức mà trải qua một hành trình âm thầm phát triển theo từng giai đoạn. Quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng, vài năm, thậm chí nhiều năm sau mới bộc lộ rõ ràng các triệu chứng của bệnh lao phổi. Dưới đây là các giai đoạn của lao phổi:

Lao nguyên phát

Đây là giai đoạn khi bệnh nhân mới tiếp xúc với vi khuẩn lao. Kết quả xét nghiệm không dương tính, hình ảnh chụp X-quang phổi cũng không phát hiện bất thường, trên lâm sàng cũng sẽ không phát hiện được dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể nào.

Tìm hiểu về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị 3
Lao nguyên phát là một trong các giai đoạn của lao phổi

Lao tiềm ẩn

Giai đoạn sau lao nguyên phát chính là nhiễm trùng lao tiềm ẩn. Cơ thể người bệnh bắt đầu nhận biết sự có mặt của vi khuẩn lao nên sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, nhiều trường hợp bị lao tiềm ẩn không có biểu hiện trong thời gian đầu, thậm chí trong suốt cuộc đời.

Khi thực hiện xét nghiệm lao qua da hoặc những xét nghiệm máu có thể cho kết quả dương tính. Khi chụp X-quang phổi cũng có thể phát hiện được tổn thương do vi khuẩn để lại vết thương.

Từ giai đoạn nhiễm trùng lao tiềm ẩn có thể bệnh có thể bùng phát thành lao hoạt động bất kỳ lúc nào. Thường là do sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm, mất khả năng đề kháng trước vi khuẩn lao.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng này đó là người già, trẻ nhỏ, người nhiễm HIV/AIDS, người bị suy giảm hệ miễn dịch hay đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.

Vì nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt động rất cao, việc điều trị sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh. Khi được chẩn đoán mắc lao tiềm ẩn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiêm kháng sinh isoniazid liên tục trong khoảng 6 đến 12 tháng. Cũng có trường hợp được chỉ định điều trị ngắn trong khoảng thời gian 3 tháng, có thể dùng 1 hoặc 2 loại kháng sinh kết hợp tùy trường hợp.

Lao hoạt động

Khác với lao tiềm ẩn "ẩn náu" thầm lặng, lao hoạt động bộc lộ những triệu chứng rõ ràng, báo hiệu sự nguy hiểm của căn bệnh:

  • Ho kéo dài: Ho dai dẳng trên 3 tuần, có thể kèm theo đờm hoặc ho ra máu.
  • Suy nhược cơ thể: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, cơ thể gầy yếu.
  • Khó thở: Thường xuyên cảm thấy khó thở, ngực đau tức.
  • Trẻ em chậm phát triển: Ở trẻ em, lao hoạt động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường.
  • Sốt và ớn lạnh: Sốt kéo dài, thường kèm theo ớn lạnh, đổ mồ hôi về đêm.

Chẩn đoán lao hoạt động:

  • Xét nghiệm: Kết quả xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da có thể âm tính hoặc dương tính.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang phổi sẽ phát hiện các tổn thương do nhiễm trùng lao.

Điều trị lao hoạt động:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Bệnh nhân được kê đơn 3 loại kháng sinh trở lên dùng kết hợp, duy trì từ 6 - 9 tháng tùy theo diễn tiến bệnh. Các thuốc phổ biến bao gồm rifampin, ethambutol, isoniazid và pyrazinamide.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Sau vài tuần điều trị, triệu chứng bệnh sẽ cải thiện và nguy cơ lây nhiễm giảm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, không tự ý bỏ thuốc để tránh tình trạng lao kháng thuốc và tái nhiễm.

Phương pháp điều trị lao phổi

Dùng thuốc là biện pháp chủ yếu trong điều trị lao. Hầu hết bệnh nhân lao nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ có cơ hội chữa khỏi rất cao.

Thời gian điều trị lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Độ tuổi: Trẻ em thường có thời gian điều trị ngắn hơn người lớn.
  • Thể trạng: Người có sức khỏe tốt thường có thời gian điều trị ngắn hơn người có sức khỏe yếu.
  • Khả năng kháng thuốc: Bệnh lao kháng thuốc cần thời gian điều trị dài hơn và phức tạp hơn.
  • Loại lao: Lao phổi thường có thời gian điều trị ngắn hơn lao ngoài phổi.

Phác đồ điều trị lao phổi lần đầu theo Chương trình Chống lao Quốc gia:

  • Giai đoạn tấn công (2 tháng): Sử dụng kết hợp 4 loại thuốc: Rifampicin, pyrazinamide, isoniazid, ethambutol (hoặc streptomycin).
  • Giai đoạn duy trì (6 tháng tiếp theo): Sử dụng 2 loại thuốc: Ethambutol và isoniazid.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị lao:

  • Tuân thủ phác đồ: Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không bỏ thuốc hay tự ý ngưng sử dụng ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm.
  • Kháng thuốc: Sau điều trị, nếu vi khuẩn lao vẫn còn sót lại, chúng có thể kháng thuốc và biến thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR). Lúc này, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
 Tìm hiểu về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị 4
 Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

Bài viết trên là những thông tin về các giai đoạn của lao phổi và phương pháp điều trị. Nếu bạn đang có dấu hiệu hoặc băn khoăn về vấn đề sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. Hẹn gặp lại bạn đọc ở các bài viết sức khỏe khác của Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm: Thông tin về các loại bệnh lao và nguyên tắc điều trị bệnh

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin