Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nếu không được điều trị và phòng tránh đúng cách. Người nhà cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi là việc quan trọng để điều trị cho bệnh nhân và phóng tránh cho gia đình, cộng đồng.
Trong điều trị lao phổi, không chỉ phụ thuộc vào các y bác sĩ mà để điều trị hiệu quả thì cẩn sự phối hợp của bệnh nhân và không thể thiếu lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi.
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến do vi khuẩn Mycobacterium tubeculosis gây ra. Bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính và có thể khu trú ở phổi hoặc lan sang bất kì cơ quan khác như da, màng não, thận, xương và ruột,... Trừ bộ phận lông, tóc, móng là nơi không có khả năng mắc lao.
Nếu bạn hít vào hoặc nuốt những giọt nước bị nhiễm vi khuẩn lao thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đây là những giọt nước bắn ra khi bệnh nhân mắc lao nói, hắt hơi hoặc ho. Các giọt có thể lơ lửng ở không khí trong nhiều giờ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị nhiễm vi khuẩn lao đều phát triển bệnh lao được gọi là người lành mang mầm bệnh. Ngay cả khi bị nhiễm bệnh cũng có thể không có triệu chứng (bệnh lao tiềm ẩn). Tuy nhiên, trong tương lai, những vi khuẩn lao không hoạt động này vẫn có thể gây bệnh và truyền sang người khác.
Những người sau đây được coi là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lao:
Người bệnh lao phổi thường có các triệu chứng sau:
Nếu người bệnh lao không dùng thuốc theo phác đồ phù hợp sẽ lây bệnh cho người khác, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm về bệnh phổi, hô hấp và cuối cùng là tử vong. Vì vậy cần chú ý phác đồ điều trị và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi
Khi sử dụng thuốc chống lao, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Ngoài sử dụng thuốc đúng đều đủ thì cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi.
Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi
Phòng tránh lây bệnh cho người nhà:
Đối với bệnh nhân lao phổi bị ho ra máu:
Chế độ ăn của người bệnh lao bao gồm:
Người bệnh lao phổi cần tăng cường bổ sung các chất như tinh bột, kẽm (thịt bò, ngũ cốc, các loại hạt), protein (trứng, thịt), sắt (nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, đậu nành), vitamin (rau, trái cây), cá biển, chuối, khoai tây, súp lơ,...).
Chế độ nghỉ ngơi và hoạt động
Người bệnh nên nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và ngủ đủ giấc để cơ thể được bổ sung năng lượng. Trung bình, người bệnh nên ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa khoảng 1-2 tiếng.
Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm và các triệu chứng biến mất, người bệnh nên di chuyển cẩn thận, tập thể dục, vận động, đi bộ, đọc sách nhưng tránh đến nơi đông người. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường. Bệnh nhân lao phổi nên được xét nghiệm lại theo chỉ định của bác sĩ. Thông qua hoạt động này, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe, diễn biến bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi. Lao phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm và gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì thế cần chú ý cách phòng tránh hiệu quả và lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân lao phổi.
Xem thêm:
Viêm phổi - Làm thế nào để trị dứt điểm viêm phổi?
Người bị lao phổi có con được không?
Bệnh lao phổi có lây không và lây qua đường nào?