Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mắt lé là một vấn đề khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến chức năng thị giác cũng như ngoại hình của người bệnh. Vậy mắt lé có chữa được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Mắt lé có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi phát hiện bản thân hoặc người thân gặp phải tình trạng này. Mắt lé hay còn gọi là tình trạng lé mắt, là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến chức năng thị giác cũng như ngoại hình của người bệnh. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Mắt lé hay còn được gọi là mắt lác, là tình trạng mắt không thể nhìn về cùng một hướng. Khi bị mắt lé, cả hai mắt của người bệnh không thể tập trung vào cùng một điểm, thường một mắt nhìn thẳng, còn mắt kia lại nhìn về các hướng khác nhau - lên, xuống, trái hay phải. Điều này khiến họ gặp khó khăn khi nhìn vật thể, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng mạnh, buộc họ phải nheo mắt để có thể nhìn rõ hơn.
Mắt lé thường gặp ở trẻ em hơn là người trưởng thành và tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời hoặc chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định. Lác mắt không thể tự khỏi và có thể dẫn đến giảm thị lực, nhận thức sai lệch về không gian và ảnh hưởng đến sự phát triển của thị giác.
Các dấu hiệu mắt bị lé thường dễ nhận biết, đặc biệt ở trẻ em. Một số dấu hiệu cụ thể bao gồm:
Các dấu hiệu mắt lé như nheo mắt, không nhìn thẳng thường xuất hiện từ khi mới sinh hoặc phát triển sau 3 tháng tuổi. Với trẻ sơ sinh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán và có phương án điều trị sớm phù hợp.
Nhiều người không nhận ra bệnh do luôn có thói quen nhìn nghiêng đầu, việc này giúp giảm tình trạng nhìn đôi do hai mắt không đồng nhất. Nếu nghi ngờ, nên trực tiếp đến cơ sở y tế thăm khám, với phương pháp chẩn đoán chính xác sẽ giúp người bệnh biết được có bị mắt lé thực sự hay không.
Theo Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, có ba loại tật khúc xạ chính làm nên nguyên nhân của tình trạng mắt lé, bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Tật khúc xạ xảy ra do sự sai lệch trong quá trình khúc xạ của mắt, khiến ánh sáng không thể tập trung đúng vị trí trên võng mạc, gây ra tình trạng nhìn mờ. Ngược lại, mắt lé cũng có thể làm trầm trọng thêm các dạng tật khúc xạ.
Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên, mắt lé thường do tật khúc xạ gây ra. Trong trường hợp này, điều trị tật khúc xạ được xem là giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng mắt lé.
Lé bẩm sinh là tình trạng hai mắt không thể hướng về cùng một phía ngay khi vừa chào đời hoặc trong vòng 4 - 6 tháng đầu đời. Trẻ bị mắt lé bẩm sinh sẽ không thể phối hợp di chuyển đồng điệu hai mắt, cũng như không tập trung vào một vật thể cụ thể. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ vận nhãn hoạt động không đều.
Việc phát hiện và điều trị sớm mắt lé bẩm sinh rất quan trọng, vì nó có thể giúp giảm nguy cơ của các vấn đề như nhược thị vĩnh viễn, lé nặng hơn và các vấn đề về thị lực khác.
Nếu trong gia đình đã có người bị mắt lé, thì các thế hệ tiếp theo cũng có nguy cơ phát triển tình trạng này, thậm chí từ khi chào đời (lé bẩm sinh). Nguyên nhân di truyền của mắt lé có thể là do các chấn thương, bệnh tật hoặc tình trạng cận thị ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận nhãn.
Một tình trạng liên quan đến mắt lé là não úng thủy - tình trạng tăng dịch bao quanh não và tủy sống, gây ra áp lực và tổn thương não. Các triệu chứng của não úng thủy bao gồm đau đầu, buồn nôn và mắt lé. Dấu hiệu mắt lé do não úng thủy thường là lệch hướng, khó tập trung, mỏi mắt và suy giảm thị lực. Điều trị thành công hội chứng não úng thủy có thể giúp cải thiện tình trạng mắt lé.
Các dây thần kinh sọ não đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các chuyển động của mắt. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương do các nguyên nhân như não úng thủy, nhiễm trùng não, u não, hội chứng Down... thì sẽ ảnh hưởng đến các thần kinh liên quan như số III (thần kinh vận nhãn chung), số IV (thần kinh ròng rọc), số V (thần kinh tam thoa), số VI (thần kinh ngoại biên), số VIII (thần kinh tiền đình thính giác).
Hậu quả là sẽ gây ra các vấn đề về chuyển động của mắt, dẫn đến tình trạng mắt lé. Điều này cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các dây thần kinh sọ não và sức khỏe của mắt.
Mắt lé có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí như giai đoạn và lứa tuổi, hướng di chuyển của mắt khi nhìn, hoặc nguyên nhân gây ra.
Theo giai đoạn và lứa tuổi, mắt lé có thể được chia thành hai loại chính:
Dựa theo hướng di chuyển của mắt khi nhìn thẳng, mắt lé có thể được chia thành bốn loại:
Mắt bị lé có thể được chữa trị và bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo nên chữa trị sớm càng tốt. Việc điều trị mắt lé ở trẻ em trước 3 tuổi bằng các phương pháp như tập luyện thị giác, sử dụng thuốc hoặc đeo kính để khắc phục tật khúc xạ là rất quan trọng. Nếu để quá lâu, mắt lé sẽ trở thành tình trạng khó điều trị và khả năng hồi phục sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị, mắt lé vẫn có thể tái phát nếu không được chăm sóc thị lực đúng cách. Do đó, người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng sau khi điều trị. Nếu chứng mắt lé ở trẻ em không được điều trị sớm, nó có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hoặc thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề mắt lé có chữa được không. Mắt lé là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ khi hai mắt không cùng nhìn về một điểm, nếu điều trị sớm thì mắt lé có thể cải thiện đáng kể. Việc nhận biết sớm dấu hiệu bị mắt bị lé giúp điều trị bệnh sớm, đem lại hiệu quả cao và đảm bảo thị lực không bị ảnh hưởng. Người bệnh được chẩn đoán sớm và tuân thủ liệu trình điều trị, họ đều có thể phục hồi thị lực và cải thiện ngoại hình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.