Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Một số tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe bạn có thể tham khảo

Ngày 15/08/2024
Kích thước chữ

Hoa đậu biếc là một loại thực phẩm có màu sắc đẹp mắt và được sử dụng rộng rãi nhờ những công dụng của nó đối với sức khỏe. Vậy tác dụng của hoa đậu biếc là gì và sử dụng hoa đậu biếc cần lưu ý những điểm nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hoa đậu biếc thường được chế biến thành trà. Với khả năng tạo màu tự nhiên độc đáo và lạ mắt, hoa đậu biếc là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn được biết đến với những công dụng hỗ trợ sức khỏe tốt. Tác dụng của hoa đậu biếc cụ thể là gì? Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết nhé!

Hoa đậu biếc là gì?

Cây hoa đậu biếc có tên gọi tiếng Anh là Clitoria Ternatea L., còn được gọi là đậu hoa tím, bông biếc. Cây đậu biếc là một loài thực vật thân thảo có dây leo, vòng đời dài. Hoa đậu biếc thường có màu xanh tím đậm hoặc màu trắng, màu sắc lạ mắt này bắt nguồn từ thành phần anthocyanins - một loại sắc tố giúp chống oxy hóa, được tìm thấy trong những loại thực phẩm có màu sắc tự nhiên tương tự như hoa đậu biếc.

 Ngoài màu sắc, anthocyanins cũng khiến hoa đậu biếc có một lượng dược tính nhất định. Hoa đậu biếc thường được phơi khô để làm thành trà, khi uống thì ủ với nước. Hoa đậu biếc thường được bán dưới dạng hoa tươi và hoa khô. Nếu sử dụng hoa tươi, bạn nên làm sạch kỹ càng để loại bỏ bụi bẩn trên hoa. Đối với hoa khô, bạn nên tìm mua ở các hiệu thuốc Đông Y, cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.

Hoa đậu biếc là gì? Một vài tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe 1
Hoa đậu biếc thường được phơi khô để làm thành trà, khi uống thì ủ với nước

Một vài tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe

Hoa đậu biếc thường được chế biến thành trà, loại trà này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số điều sau:

Củng cố sức khỏe não bộ

Hoa đậu biếc có chứa loại hoạt chất proanthocyanidin, giúp máu dễ lưu thông lên não hơn, cải thiện sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn chứa acetylcholine hỗ trợ tăng cường trí nhớ và các vấn đề liên quan đến não bộ.

Hỗ trợ giảm đau, hạ sốt

Bạn có thể tận dụng cả phần hạt và rễ của cây hoa đậu biếc. Các phần này có vị đắng mạnh, giúp kích thích cơ thể đẩy mồ hôi. Đây là một phương pháp hạ sốt, giải cảm nhanh chóng và an toàn, hiệu quả.

Chống lão hóa, giúp dưỡng da

Hoa đậu biếc có chứa hoạt chất flavonoid, có tác dụng loại bỏ các tế bào gốc tự do và ức chế quá trình phá huỷ các protein trên da, ngăn ngừa lão hóa ở phụ nữ. Đồng thời, hoạt chất anthocyanin còn giúp đẩy mạnh sản sinh collagen và elastin, từ đó làm cho da khỏe mạnh và căng bóng, rạng ngời hơn. Chất quercetin có trong hoa đậu biếc cũng góp phần giữ độ ẩm cho da.

Cải thiện thị lực

Một tác dụng của hoa đậu biếc là giúp hỗ trợ bảo vệ thị lực và cải thiện các vấn đề liên quan đến mắt. như bệnh đục thuỷ tinh thể. Nhờ tác dụng của hoạt chất proanthocyanidin, sử dụng hoa đậu biếc giúp tăng cường sự lưu thông của máu đến mắt.

Hoa đậu biếc là gì? Một vài tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe 2
Một tác dụng của hoa đậu biếc là giúp hỗ trợ bảo vệ thị lực và cải thiện các vấn đề liên quan đến mắt

Giảm stress, ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Hoạt chất anthocyanin trong hoa đậu biếc giúp tăng cường miễn dịch và giảm cảm giác căng thẳng, có tác dụng như một liều thuốc an thần tự nhiên và giúp ngăn ngừa chứng bệnh trầm cảm.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Trong hoa đậu biếc có chứa hoạt chất flavonoid, giúp điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kích thích sản sinh insulin, từ đó hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe do tiểu đường gây ra.

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chiết xuất hoa đậu biếc có khả năng loại bỏ các cholesterol xấu trong máu, giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,...

Hỗ trợ giảm cân

Nhờ hoạt chất anthocyanin giúp ngăn ngừa mỡ tích tụ, ức chế chuyển hóa lipid trong cơ thể mà hoa đậu biếc đã trở thành loại thực phẩm giảm cân được ưa chuộng bởi chị em phụ nữ. Hoa đậu biếc còn chứa hợp chất EGCG, giúp đốt cháy calo nhanh hơn, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình giảm cân.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Hoa đậu biếc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các tế bào gốc tự do nên có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư tốt. Các hoạt chất có trong hoa đậu biếc cũng có tác dụng giúp ức chế tế bào ung thư, khối u phát triển.

Một số tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe bạn có thể tham khảo 2
Hoa đậu biếc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa

Một số lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc

Tuy hoa đậu biếc là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nếu được sử dụng sai cách thì cũng sẽ để lại nhiều rủi ro không đáng có đối với cơ thể. Bạn nên lưu ý những điểm sau để phát huy tác dụng của hoa đậu biếc một cách triệt để và an toàn nhất:

Những điều cần tránh khi sử dụng hoa đậu biếc

Để tránh dùng hoa đậu biếc sai cách, bạn nên tham khảo một số lưu ý sau:

  • Không nên ủ hoa đậu biếc cùng nước quá sôi: Nhiều người cho rằng trà pha với nước càng nóng thì càng thơm ngon. Tuy nhiên, hoa đậu biếc ủ với nước sôi sẽ làm giảm hương vị và dược tính của hoa. Uống nước nóng cũng dễ gây ảnh hưởng đến thực quản và hệ tiêu hóa. Nhiệt độ phù hợp để pha trà là 75 độ C.
  • Lạm dụng hoa đậu biếc: Hoa đậu biếc có chứa caffeine, việc sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc một ngày có thể dẫn đến các tình trạng khó tiêu, bồn chồn, lo lắng. Bạn không nên uống nhiều hơn 1-2 cốc trà hoa đậu biếc mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
  • Hoa đậu biếc không phải là thuốc: Nhiều người có xu hướng “thần thánh hóa” các tác dụng của hoa đậu biếc, tuy nhiên nó chỉ là thực phẩm giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe và không có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Bạn không nên chủ quan và mù quáng lạm dụng hoa đậu biếc thay thế cho thuốc để tránh những rủi ro không đáng có.
Hoa đậu biếc là gì? Một vài tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe 3
Hoa đậu biếc ủ với nước sôi sẽ làm giảm hương vị và dược tính của hoa

Một số đối tượng không nên dùng hoa đậu biếc

Để tránh những tình trạng tiêu cực đối với cơ thể, những đối tượng sau đây không nên tiêu thụ hoa đậu biếc:

  • Người bị huyết áp thấp: Hoa đậu biếc mang tính hàn, người bị huyết áp thấp nếu tiêu thụ loại hoa này sẽ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn và choáng váng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt: Chất chống oxy hóa anthocyanin tuy mang lai những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhưng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong chu kỳ, chất này sẽ làm ức chế ngưng kết tiểu cầu, làm tử cung co bóp nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ.
  • Người cần dùng thuốc chống đông máu: Một trong những tác dụng phụ của hoa đậu biếc là kết tụ tiểu cầu, làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến mất tác dụng của thuốc. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên tiêu thụ trà hoa đậu biếc.
  • Người già và trẻ em: Đối với trẻ nhỏ, cơ thể trẻ chưa đủ phát triển để tiếp nhận các chất có trong hoa đậu biết. Còn với người già, việc lão hóa khiến họ dễ mắc các căn bệnh mãn tính, do đó khi sử dụng hoa đậu biếc, các tác dụng phụ của nó có thể để lại những hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe.
  • Người đang trong quá trình trị bệnh và sắp phẫu thuật: Các chuyên gia khuyến cáo các đối tượng đang trong quá trình trị liệu và phẫu thuật không nên sử dụng hoa đậu biếc. Khi sức khỏe đã bình ổn, bạn cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng hoa đậu biếc.
Hoa đậu biếc là gì? Một vài tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe 4
Phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng hoa đậu biếc

Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã tìm hiểu được thêm nhiều tác dụng của hoa đậu biếc và những lưu ý để sử dụng loại hoa này an toàn và hiệu quả hơn. Hãy sử dụng hoa đậu biếc hợp lý để hỗ trợ tăng cường sức khỏe hơn mỗi ngày bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin