Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe da, khiến người bệnh sưng, đau và khó chịu kéo dài. Vậy áp xe da có gây biến chứng gì nguy hiểm hay không? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Không ít người gặp phải tình trạng áp xe da, tuy nhiên việc chưa hiểu đúng và đầy đủ khiến nhiều người chủ quan và không áp dụng phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ về cơ chế hình thành nên các khối áp xe trên da, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị thường được áp dụng phổ biến hiện nay.
Áp xe da là thuật ngữ y học chỉ tình trạng trên da xuất hiện một khoang chứa đầy mủ, bao gồm bạch cầu, vi khuẩn và mô chết. Khi bị áp xe, vùng da đó sẽ sưng lên, nóng, đỏ, có mủ, gây đau đớn cho người bệnh. Trường hợp nặng có thể gây sốt, mệt mỏi kéo dài. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên da, nhưng thường thấy nhất vẫn là ở cẳng tay, phần dưới của cột sống, hậu môn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn.
Vậy tại sao lại gặp tình trạng này? Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe da nhưng phổ biến nhất là do chấn thương phần mềm hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật, vùng da trên cơ thể không được tuyệt đối vô khuẩn, gây nhiễm trùng vết thương hở, khiến cho vi khuẩn xâm nhập. Các vi khuẩn hay gặp nhất gây áp xe da thuộc họ liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn lao.
Thực tế, một số đối tượng sau đây dễ gặp phải tình trạng áp xe da:
Vậy áp xe da có nguy hiểm hay không? Các bác sĩ cho biết đây không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng lại khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Ổ áp xe có thể lan rộng, vi khuẩn vào máu và các hạch bạch huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hơn nữa, quá trình điều trị nhiễm trùng da không hiệu quả cũng có thể dẫn đến hoại tử mô.
Vậy cần điều trị áp xe da như thế nào? Các bác sĩ khẳng định việc điều trị phụ thuộc vào mức độ, độ sâu của khối áp xe cũng như cơ địa của người bệnh, không áp dụng đại trà cho mọi trường hợp. Một số giải pháp được đưa ra như sau:
Dưới đây là một số lưu ý mà các bác sĩ đưa ra giúp bạn chăm sóc vết thương áp xe da và phòng ngừa tái phát hiệu quả hơn:
Khi bị áp xe da, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc vết thương sau đây để nhanh hồi phục và hạn chế tái phát:
Theo các bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được áp xe da nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
Như vậy, với các thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về áp xe da, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm cũng như cách chăm sóc, phòng ngừa khoa học. Mặc dù đây là tình trạng khá phổ biến song bạn cũng không nên chủ quan mà cần hiểu đúng về cơ chế hình thành và áp dụng biện pháp chữa trị hiệu quả, tránh làm viêm nhiễm trầm trọng hơn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.