Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nấm có chất xơ không? Lưu ý gì khi ăn nấm?

Ngày 19/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nấm là thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến và hương vị thơm ngon. Tuy nhiên liệu trong nấm có chất xơ không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Nấm có chất xơ không? Ăn nấm có tốt không? Nấm rất tốt cho sức khỏe nên được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng. Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật thắc mắc về nấm.

Nấm có chất xơ không?

Theo khái niệm khoa học, nấm không phải là thực vật cũng không phải động vật mà là được xếp vào một nhóm riêng là nhóm nấm. Thực tế, nấm là sinh vật dị dưỡng và có khả năng phát triển một cách mạnh mẽ, thậm chí phát triển nhanh nhất trong tất cả các loài dị dưỡng. Chất dinh dưỡng dùng để nuôi nấm thường đến từ xác động - thực vật đã thối rữa và thấm vào đất. Hiện nay có rất nhiều loại nấm với các hình dạng, màu sắc và đặc điểm khác nhau.

Vậy nấm có chất xơ không? Nấm là thực phẩm có chứa rất ít muối, lượng chất béo và calo cũng thấp, trong khi đó, lượng protein, vitamin và chất khoáng lại rất dồi dào nên thường được xem như một loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh những dưỡng chất như protein, chất béo, axit amin thì nấm còn chứa khá nhiều beta-glucan và chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ hệ thống miễn dịch nói riêng và cơ thể nói chung. 

Nấm có chất xơ không? Lưu ý gì khi ăn nấm? 1
Nấm có chất xơ không? Không chỉ có chất xơ mà nấm còn rất giàu vitamin

Về vấn đề nấm có chất xơ không, phân tích chỉ số dinh dưỡng trong nấm ghi nhận 100g nấm cung cấp khoảng 1g chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên đây chỉ là lượng chất xơ trung bình, một số loại nấm có thể nhiều hoặc ít chất xơ hơn con số trên. Tuy nhiên nhìn chung, nấm vẫn là thực phẩm có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Lượng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan được tìm thấy ở nấm có hiệu quả trong việc cải thiện hệ thống tiêu hóa, làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng, táo bón,... Chất xơ từ nấm cũng khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, lượng đường trong máu không tăng quá nhanh, ổn định đường huyết và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Ngoài chất xơ trong nấm còn có nhiều chất dinh dưỡng khác như:

  • Nước: Ăn nấm giúp bổ sung lượng nước dồi dào, đề phòng mất nước dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, đau đầu,...
  • Vitamin và chất khoáng: Theo nghiên cứu, nấm có rất nhiều các vitamin nhóm B nên hỗ trợ hiệu quả trong việc tăng sức khỏe thần kinh. Vitamin B2, B9, B12, B6, B3,... đều có trong thành phần dinh dưỡng của nấm. Không chỉ vậy, nấm còn có lượng axit folic tương đối cao, rất tốt khi bổ sung đều đặn cho bà bầu.
  • Protein: Nấm là một trong những thực phẩm chứa lượng đạm thực vật cao hàng đầu, được dùng nhiều làm nguồn protein thay thế thịt động vật trong các món chay. Protein và axit amin trong nấm dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn nên tốt cho sức khỏe, giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Nấm có những lợi ích nào đối với sức khỏe?

Ngoài thắc mắc nấm có chất xơ không, bạn cũng nên biết đến những tác dụng tuyệt vời mà nấm đem lại đối với sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này rất tốt, hầu hết đều mang lại những công dụng nhất định cho sức khỏe.

Tốt cho xương: Nói đến tác dụng của nấm thì không thể nào bỏ qua hiệu quả đối với xương khớp. Hệ xương rất cần canxi để duy trì kết cấu cũng như tái tạo, tái sinh các tế bào xương, khắc phục tổn thương ở xương và giữ kết cấu xương luôn chắc khỏe. Tuy nhiên muốn canxi hấp thụ hiệu quả cần phải bổ sung thêm vitamin D. Nấm là một trong những thực phẩm giàu vitamin D nhất, tăng cường hấp thụ canxi để xương luôn chắc khỏe.

Tốt cho tim mạch: Như bạn đã biết, nấm rất ít chất béo và hầu như không có cholesterol nên được chứng minh có lợi cho hệ tim mạch. Nấm có chất xơ không? Không những không có cholesterol mà nấm còn giàu chất xơ - thành phần ngăn quá trình hấp thụ cholesterol vào máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch,...

Nấm có chất xơ không? Lưu ý gì khi ăn nấm? 2
Ăn nấm rất tốt cho tim mạch và sức khỏe

Ngừa ung thư: Một số nghiên cứu đã chứng minh những giống nấm có chứa lượng chất chống oxy hóa cao thường có khả năng ngăn chặn gốc tự do và tế bào ung thư tấn công, chống lại sự phá hủy DNA và ức chế khối u ung thư phát triển, di căn.

Tăng miễn dịch: Trong nấm có chứa vitamin A, vitamin C cùng hệ thống hoạt chất thực vật quý nên khi ăn thường xuyên, hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, vi sinh đường ruột được cân bằng và từ đó, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng được tăng lên, giảm khả năng nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Điều trị tiểu đường: Hiệu quả của nấm đối với người bệnh tiểu đường đã được chứng minh và công bố bởi những trang báo khoa học uy tín. Không chứa đường, không chứa carbohydrate, và calo thấp, giàu vitamin và chất khoáng, chất xơ,... nên ăn nấm làm đường huyết ổn định hơn, kích thích sản sinh nhiều insulin hơn để cân bằng lượng đường trong máu hiệu quả.

Cách chế biến nấm và lưu ý khi sử dụng

Hiểu nấm có chất xơ không nhưng liệu bạn có biết cách chế biến nấm đúng cách để an toàn cho sức khỏe và giữ lại được lượng dưỡng chất tối đa trong nấm? Một vài khảo sát cho kết quả nấm sẽ ngon và giàu dinh dưỡng nhất khi được nướng hoặc quay dưới nhiệt độ cao. Khi này, nấm giữ được nhiều chất dinh dưỡng và vitamin nhất mà không hề mất đi vị ngon đặc trưng. Tuy nhiên nếu muốn, bạn vẫn có thể chế biến nấm bằng nhiều cách khác như xào, nấu canh, nấu cháo,... để ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, lưu ý một số điều sau cũng giúp bạn tận dụng lợi ích của nấm một cách triệt để.

  • Không ăn nấm không rõ nguồn gốc.
  • Nếu không có kinh nghiệm và kiến thức tuyệt đối không tự hái nấm để ăn.
  • Chọn mua nấm từ nơi uy tín, xuất xứ rõ ràng.
  • Không ăn nấm khi đã có dấu hiệu bị ẩm mốc, có mùi hôi.
  • Người cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng nấm thì không nên ăn thực phẩm này.
  • Không ăn nấm quá nhiều dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, dị ứng,...
Nấm có chất xơ không? Lưu ý gì khi ăn nấm? 3
Cần sơ chế kĩ và nấu chín nấm trước khi ăn

Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp câu hỏi nấm có chất xơ không. Khi ăn nấm nếu nhận thấy biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt,... bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị, không nên kéo dài dẫn đến nguy hiểm. 

Xem thêm: 

Dưa chuột có chất xơ không? Có nên ăn dưa chuột mỗi ngày không?

Khoai lang có chất xơ không? Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm