Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ngũ cốc cho người tiểu đường loại nào tốt?

Ngày 20/04/2023
Kích thước chữ

Những người bị tiểu đường được khuyến cáo phải cắt giảm lượng tinh bột trong chế độ ăn mỗi ngày để kiểm soát lượng đường huyết. Các loại ngũ cốc cho người tiểu đường chính là giải pháp bổ sung lượng tinh bột thay thế hiệu quả mà không lo tăng đường huyết.

Người bị bệnh tiểu đường thường được bác sĩ khuyến cáo nên cắt giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này khiến nhiều người cảm thấy khá khó khăn, bởi khó có thể loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột, vì đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể. Do đó, các loại ngũ cốc cho người tiểu đường trở thành phương án thay thế hiệu quả nhất hiện nay.

Ngũ cốc cho người tiểu đường là gì?

Khác với với các loại ngũ cốc đã qua tinh chế, chỉ còn thuần tinh bột, ngũ cốc cho người tiểu đường là loại ngũ cốc nguyên hạt, còn giữ nguyên phần mầm, nội nhũ và vỏ cám giàu chất xơ không hòa tan, chất béo lành mạnh, protein và vitamin nhóm B. Các thành phần này tạo nên giá trị dinh dưỡng cao cho loại ngũ cốc này.

Đối với người bị tiểu đường, ngũ cốc nguyên hạt có lượng đường huyết GI rất thấp, giúp người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Bên cạnh đó là giúp người tiểu đường kiểm soát cân nặng và phù hợp với chế độ ăn kiêng của họ.

ngu-coc-cho-nguoi-tieu-duong-01.jpg
Ngũ cốc cho người tiểu đường là loại ngũ cốc nguyên hạt

Không chỉ đối với người bị tiểu đường, mà những người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân, thì các loại ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn thông minh để cung cấp nguồn năng lượng lớn mà không chứa nhiều chất béo và đường. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì, quinoa,... còn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Các loại ngũ cốc mà người tiểu đường nên sử dụng

Không phải loại ngũ cốc nào cũng là tốt nhất, những loại ngũ cốc cho bệnh nhân tiểu đường sẽ có những sự khác biệt so với ngũ cốc thường.

Yến mạch - “nữ hoàng” của các loại ngũ cốc

Yến mạch là loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ hòa tan rất giàu β-glucan, một loại hoạt chất có khả năng giúp cải thiện độ nhạy của insulin. Nhờ đó, yến mạch làm giảm việc đáp ứng insulin và glucose của cơ thể sau khi ăn, giúp duy trì sự ổn định đường và lipid trong máu. Theo FDA Hoa Kỳ, chế độ ăn chứa trên 3g β-glucan mỗi ngày có thể làm giảm khả năng mắc bệnh mạch vành.

Do đó, có thể thấy yến mạch là lựa chọn khá lý tưởng. Người bị tiểu đường có thể chọn ăn các loại yến mạch cán dẹt hoặc cán vỡ để chế biến các món cháo hoặc phủ lên bánh mì, làm các món mặn hàng ngày.

ngu-coc-cho-nguoi-tieu-duong-2.jpg
Yến mạch được xem là “nữ hoàng” của các loại ngũ cốc cho người tiểu đường

Lúa mạch nguyên cám

Loại ngũ cốc này chứa nhiều chất xơ với lượng magie cao rất lý tưởng cho người tiểu đường đang ăn kiêng tinh bột. Lượng carbohydrate trong lúa mạch khi hấp thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong máu, giúp duy trì năng lượng và các chức năng của tế bào mà không làm tăng nhanh lượng glucose trong máu.

ngu-coc-cho-nguoi-tieu-duong-3.jpg
Lúa mạch nguyên cám là loại ngũ cốc cho người tiểu đường tốt nhờ chất xơ với lượng magie cao

Kiều mạch

Thành phần dinh dưỡng của kiều mạch giàu những chất như magie, photpho, mangan, đồng, sắt, vitamin B và chất xơ. Hạt kiều mạch có thể thay thế bột mì để làm bánh dành riêng cho người tiểu đường.

Gạo lứt

Gạo lứt hay brown rice, là sự thay thế phổ biến cho gạo trắng hiện nay. Không chỉ giúp người bị tiểu đường cảm giác no lâu như khi ăn gạo trắng, trong gạo lứt còn giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa cao có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, thành phần chứa magie và niacin của gạo lứt rất tốt cho sức khỏe hệ thần kinh và hô hấp.

Hạt ngô

Ngô được xem là một loại ngũ cốc cho người tiểu đường khi dùng ở dạng hạt khô. Mặc dù cũng là thực phẩm chứa nhiều tinh bột khi ở dạng tươi, nhưng khi ở dạng hạt khô không thêm đường, muối, thì hạt ngô được xem là món ăn vặt lành mạnh cho người bị tiểu đường. Món ăn này còn có thể thay thế cho những món ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên.

Quinoa (diêm mạch)

Trong quinoa có thành phần dinh dưỡng cao như chất xơ và protein làm giảm cảm giác thèm ăn ở người bị tiểu đường. Từ đó, ngăn ngừa khả năng bị béo phì và các biến chứng khác ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Quinoa còn có chỉ số GI là 53 tương đối thấp trong nhóm ngũ cốc. Vì vậy, đây cũng xem là loại ngũ cốc "sáng giá" cho người bị tiểu đường.

Bên cạnh những loại ngũ cốc trên, lúa mì, hạt kê và bulgur cũng được xem là lựa chọn lý tưởng để bổ sung tinh bột cho người bị tiểu đường mà không lo tăng đường huyết.

ngu-coc-cho-nguoi-tieu-duong-4.jpg
Diêm mạch được kết hợp trong các bữa ăn giúp ngừa biến chứng tiểu đường loại 2

Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu ngũ cốc là đủ?

Mặc dù không có khuyến cáo chính thức, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường chỉ nên ăn 3 phần ngũ cốc mỗi ngày. Trong đó, mỗi phần ngũ cốc sẽ tương đương với 16g, được quy đổi cụ thể ra sản phẩm như sau:

  • 1/2 cốc yến mạch;
  • 1/2 cốc gạo lứt;
  • 1/2 cốc mỳ ý được làm từ lúa mì nguyên cám.

Chú ý, những loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì trắng, bánh quy thường sử dụng các loại ngũ cốc đã qua tinh chế, ít khi sử dụng ngũ cốc nguyên hạt. Vì vậy, lượng calo trong các món ăn này thường cao hơn và có khả năng làm tăng đường huyết nhanh. Do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn thành phần trên bao bì trước khi sử dụng. 

Cách sử dụng ngũ cốc hiệu quả cho người bị tiểu đường

Một số điều mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý khi sử dụng ngũ cốc:

  • Nên sử dụng ngũ cốc như một bữa phụ, ăn sau bữa chính từ 2 - 3 giờ hoặc dùng làm bữa sáng.
  • Có thể kết hợp ngũ cốc cho người tiểu đường với đường ăn kiêng để dễ ăn hơn, hoặc dùng với các loại sữa hạt, sữa chua không đường.
  • Không nên ăn ngũ cốc ngay trước hoặc sau bữa ăn, vì có thể hấp thu nhiều tinh bột làm tăng chỉ số đường huyết trong máu.
  • Không chọn các loại ngũ cốc chứa nhiều đường như bột ngô, bột cám, gạo phồng,...
  • Chọn các loại bột ngũ cốc uống liền không có đường hoặc ít đường.
  • Không nên thay ngũ cốc cho bữa chính.
  • Không nên cho thêm đường tinh luyện, trái cây sấy khô, mật ong khi ăn ngũ cốc để tránh làm tăng đường huyết đột ngột.
ngu-coc-cho-nguoi-tieu-duong-5.jpg
Có thể ăn ngũ cốc với các loại sữa không đường để kiểm soát đường huyết tốt

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn biết rõ đâu là những loại ngũ cốc cho người tiểu đường. Từ đó có thể xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp nhất cho những người đang bị tiểu đường hoặc gặp rối loạn insulin. 

Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đang có bán tại hệ thống Nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc để hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả. 

Xem thêm:

Sữa non cho người tiểu đường

Nước ép cho người tiểu đường

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin