Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng ngủ li bì có thể khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ trong suốt 1 ngày trong khi bạn không hề bị thiếu ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ thường gặp mà bạn cần chú ý nhận biết triệu chứng để tiến hành điều trị sớm, tránh làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống hàng ngày của bạn.
Nếu bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, ngủ thường xuyên hoặc ngủ li bì không muốn dậy khiến hiệu suất công việc giảm, sự an toàn khi tham gia giao thông bị đe dọa,… thì có thể bạn đang mắc hội chứng ngủ li bì rồi đấy. Hội chứng này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây nhiều bất tiện trong đời sống của người bệnh.
Thông thường khi bạn đã ngủ đủ giấc thì sẽ không còn cảm thấy buồn ngủ nữa, cơ thể cũng không mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy. Tuy nhiên người mắc hội chứng ngủ li bì có thể luôn cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi đã ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước, ngủ nhiều hơn số giờ được khuyến nghị theo độ tuổi tương ứng.
Hội chứng ngủ li bì là một trong những tình trạng rối loạn giấc ngủ ngược lại với mất ngủ. Hội chứng này có thể khiến việc học tập, làm việc hoặc thực hiện những hoạt động sống hàng ngày như lái xe, điều khiển thiết bị máy móc,… trở nên khó khăn hơn, thậm chí tăng khả năng gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
Hội chứng ngủ li bì khá tương tự với dạng rối loạn giấc ngủ khác là chứng ngủ rũ bởi cả 2 đều gây nên những cơn buồn ngủ quá mức. Tuy nhiên người mắc phải chứng ngủ rũ sẽ thường thấy các cơn buồn ngủ kéo đến một cách đột ngột còn với hội chứng ngủ li bì thì cơn buồn ngủ lại có xu hướng ngày một nhiều hơn.
Các dấu hiệu của người mắc hội chứng ngủ li bì thường bắt đầu từ người trong độ tuổi 17 – 24 tuổi. Theo một bài báo trên tạp chí khoa học nổi tiếng cho thấy độ tuổi khởi phát trung bình là 21.8 tuổi – độ tuổi khá trẻ nhưng thường có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh và thiếu khoa học.
Triệu chứng chính của hội chứng ngủ li bì là tình trạng người bệnh ngủ mê man hoặc thường xuyên, luôn luôn cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng vào đêm hôm trước. Cơn buồn ngủ do hội chứng ngủ li bì loại trừ các trường hợp do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết, phân biệt mình có mắc hội chứng ngủ li bì không là:
Cáu dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì ở mỗi người là khác nhau, mức độ cũng khác nhau nhưng đa phần chỉ kéo dài dưới 1 tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 3 tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Ngủ nhiều cảnh báo bệnh gì? Hội chứng ngủ li bì khiến người bệnh ngủ nhiều do sự gia tăng các chất gây buồn ngủ trong cơ thể, cụ thể là não bộ. Một nguyên nhân khác gây nên hội chứng này là sự gia tăng các chất dẫn truyền có liên quan đến giấc ngủ đối với não bộ.
Không chỉ vậy, một số trường hợp mắc hội chứng ngủ li bì còn có liên quan đến các chất dẫn truyền trong não khi tương tác với axit y-aminobutyric, đây là một chất có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ của bạn. Một vài yếu tố cũng tác động đến nguy cơ mắc hội chứng ngủ li bì là:
Ngoài những nguyên nhân trên thì một số trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng ngủ li bì được chẩn đoán không rõ lý do hay còn gọi là chứng ngủ li bì nguyên phát, thường xuất hiện với tỷ lệ khoảng 0.01 – 0.02% dân số.
Khi được chẩn đoán mắc chứng ngủ li bì bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc tùy theo nguyên nhân gây bệnh giúp kiểm soát tốt hơn con buồn ngủ, thường là các loại thuốc như amphetamine, methylphenidate, modafinil,… Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ được phép sử dụng với sự đồng ý của bác sĩ, bất cứ trường hợp nào cũng không nên tự ý mua và sử dụng. Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị chứng ngủ li bì là:
Bên cạnh việc điều trị ngủ li bì bằng thuốc bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên thay đổi thói quen ngủ hàng ngày để góp phần cải thiện tình trạng bệnh, giảm tần suất buồn ngủ trong ngày.
Chứng ngủ li bì không gây hại đến tính mạng người bệnh nhưng lại tác động xấu đến đời sống hàng ngày, công việc, học tập,… nên bạn cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài và bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực. Một số trường hợp ngủ li bì có liên quan đến bệnh lý nên bạn không nên chủ quan với hội chứng này.
Xem thêm: Ngủ sâu là gì? Vai trò của giấc ngủ sâu đối với sức khỏe
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.